Phụ nữ Sơn Bình thêm thu nhập từ nghề thêu

Thứ tư - 15/03/2023 21:35 1.614 0
Nghề thêu tay phù hợp với sự cần cù, tỉ mỉ, khéo léo của đa số phụ nữ. Thời gian qua, nhiều chị em phụ nữ người Mông ở xã Sơn Bình đã biết tận dụng thời gian nông nhàn nhận những sản phẩm thêu tay để có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.
IMG 4958
IMG 4958
Trước đây chị Giàng Thị Sủ cũng ở bản Nậm Dê xã Sơn Bình khi thấy chị em trong bản nhận thêu các sản phẩm cho công ty Babeli - Hải Dương, công việc không nặng nhọc lại có thu nhập nên nhờ chị em chỉ dạy, đến nay chị đã làm được hơn 1 năm, bình quân 1 tháng chị thêu được từ 40- 50 sản phẩm, từ đó đem lại nguồn thu nhập từ 2 - 3 triệu đồng/tháng, ngoài thời gian thêu chị vẫn có thể làm được công việc nhà. Chị Sủ nói: Mình học và nhận thêu các sản phẩm cho Công ty được hơn một năm nay, mặc dù làm cái này không cho thu nhập cao, nhưng làm việc tại nhà và vẫn có thể tranh thủ thời gian làm việc nhà, chăm sóc con cái.
Còn đối với chị Hàng Thị Sú ở bản Nậm Dê chỉ biết quanh quẩn với mấy sào ruộng trồng lúa, trồng ngô và chăn nuôi thêm vài con gia cầm không có thu nhập gì thêm, nhưng cách đây 2 năm thấy chị em phụ nữ trong bản, trong xã đi học thêu về có thu nhập, bản thân chị cũng biết thêu thùa, may vá nên chị học hỏi thêm, mới đầu chưa quen, chị thêu khá chậm cố gắng lắm ngày mới làm được 1 - 2 sản phẩm, nhưng đến nay chị là một trong những thợ có tay nghề khá cao và thêu nhanh ở trong xã, mỗi tháng từ nghề thêu đã đem lại thu nhập cho chị từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng.
Chị Sú chia sẻ: Lúc đầu mình không biết làm gì, chỉ biết làm ruộng, 2 năm nay mình học được nghề thêu từ em gái, mỗi tháng mình thu nhập được ít cũng từ 2 triệu, tháng nào nhiều việc mình kiếm được từ 4 đến 5 triệu có tiền chi tiêu trong gia đình. Mình mong muốn Công ty giao nhiều hàng để cho chị em phụ nữ trong xã, trong bản có việc làm thường xuyên để có thu nhập ổn định.
Theo chị Hàng Thị Hoa là tổ trưởng tổ thêu của xã Sơn Bình cho biết: Hiện chị đang quản lý tổ với khoảng 150 thành viên là phụ nữ, hàng tháng chị nhận từ Công ty Babeeni Hải Dương từ 5.000 đến 8.000 sản phẩm về giao cho chị em phụ nữ làm, từ việc nhận thêu này giúp chị em phụ nữ trong xã thu nhập đạt từ 2 - 5 triệu đồng/tháng, đặc biệt nghề thêu này không hạn chế về thời gian mà lại có thêm thu nhập không phải xa gia đình, con cái, vẫn tranh thủ được thời gian làm công việc gia đình. Chị Hoa cho biết: Trước đây, khi chị em chưa đi học thêu thì cơ bản đều không có việc gì làm thêm trong lúc nông nhà, thu nhập cũng không có, Khi mình đi học được nghề thêu về truyền dạy lại cho mọi người và được công ty giao sản phẩm đều đặn đã giúp chị em có việc làm thường xuyên và cũng có thêm thu nhập, bình quân mỗi chị em ít nhất cũng được từ 3 - 5 triệu đồng/tháng. Nói chung nghề thêu này không khó đối với chị em phụ nữ nông thôn, tạo điều kiện cho chị em có công ăn việc làm tại nhà có thu nhập, đỡ phải đi làm ăn xa, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục liên kết với Công ty nhận thêm nhiều sản phẩm hơn nữa để tạo thêm nhiều việc làm cho chị em.

IMG 4958
Nhờ học nghề thêu của Công ty Babeeni nhiều chị em phụ nữ người dân tộc Mông của xã Sơn Bình đã có thêm nguồn thu nhập mà không phải đi làm xa nhà.

Không biết từ bao giờ phụ nữ người dân tộc, đặc biệt là chị em phụ nữa dân tộc Mông đã biết may vá, thêu thùa tạo nên những sản phẩm thêu mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình. Tuy nhiên, những kỹ năng đó chỉ để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của gia đình chứ chưa đem lại thu nhập. Để phát huy những kỹ năng này, thông qua sự phối hợp giữa UBND huyện Tam Đường và công ty Babeeni Hải Dương, đã có nhiều chị em phụ nữ trên địa bàn xã theo học lớp đào tạo nghề thêu. Sau khi thành thạo trở về, tranh thủ lúc nông nhàn các chị nhận hàng gia công của Công ty về thêu. Từ nghề thêu này đã giúp chị em phụ nữ trên địa bàn xã có thêm thu nhập, đồng thời tạo công ăn việc làm cho chị em.
Bà Trần Thị Lượt - Chủ tịch Hội LHPN xã Sơn Bính cho rằng: Trước đây chị em phụ nữ người Mông trên địa bàn xã lúc nông nhàn không có việc làm nên đời sống rất khó khăn. Nhưng từ khi có chương trình liên kết với Công ty Babeeni chị em phụ nữ cũng đã thành lập được các nhóm, tổ khởi đầu từ bản Nậm Dê sau đó đến các bản khác, hiện nay toàn xã có 6/7 bản với 326 thành viên phụ nữ tham gia nghề thêu này, đặc biệt có nhiều chị em có tay nghề cao đã có thu nhập khá ổn định. Tôi cho rằng nghề thêu khá ổn định và thu hút đông đảo chị em tham gia lúc nông nhàn, đem lại thu nhập cho chị em phụ nữ đặc biệt còn là nguồn thu nhập chính của chị em phụ nữ nghèo.
Theo một số chị em đang thực hiện thêu cho Công ty Babeeni theo đơn đặt hàng cho biết, nghề thêu gia công cũng khá đơn giản, chỉ cần biết những mũi thêu cơ bản thực hiện chính xác theo mẫu. Mỗi sản phẩm hoàn thiện được công ty trả từ 10 - 70 nghìn đồng tùy vào độ khó. Công việc không đòi hỏi sức lao động nặng nhọc và thời gian làm việc, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, giao hàng đúng hẹn. Sản phẩm gia công được Công ty thu gom hết, tiền công cũng được thanh toán đều đặn hàng tháng, bình quân mỗi chị em phụ nữ có thể kiếm được từ 1,5 - 3 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, cũng có chị em thu nhập đạt từ 5 - 6 triệu đồng/tháng nếu có tay nghề cao.
Với hiệu quả thiết thực của việc thêu tay, giờ đây có nhiều chị em phụ nữ trong xã cũng đang muốn học nghề để vừa có thêm việc làm, tăng thu nhập trong lúc nông nhàn, cải thiện đời sống gia đình, nâng cao tay nghề và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương.
     Hoàng Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Công khai: Tài chính, tuyển dụng, bổ nhiệm,...
Thông báo
Mời họp
Chương trình công tác
Cổng TTĐT tỉnh
Quản lý văn bản và điều hành
Sapa
Văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Lai Châu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay28,451
  • Tháng hiện tại423,245
  • Tháng trước1,171,907
  • Tổng lượt truy cập24,615,784
Covid-19
Dụ thảo chính trị
Cổng dịch vụ công trực tuyến - Hệ thống một cửa điện tử
Bộ thủ tục hành chính tại huyện Tam Đường
Công khai ngân sách
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down