Làm giàu từ 2 bàn tay trắng

Thứ ba - 16/12/2014 19:48 1.783 0
Không chỉ chuyên sản xuất, cung cấp sản phẩm bún tươi cho các nhà hàng, quán ăn mà giờ đây, thương hiệu “ Gái- Viền” cũng đã được nhiều người nhắc đến như một địa chỉ tin cậy, uy tín và chất lượng khi chọn mua các sản phầm bánh đa khô, bún khô. Với ý chí, nghị lực và đôi bàn tay cần lao, sau nhiều năm gắn bó, nghề làm bún, bánh đa khô đã thực sự giúp gia đình anh Nguyễn Văn Viền đổi đời, trở thành một điển hình trong phát triển kinh tế tại bản Nà Đa – Thị trấn Tam Đường.
Sinh năm 1975 trên quê hương lúa Thái Bình nhưng với anh Nguyễn Văn Viền dường như việc gắn bó và khởi nghiệp trên mảnh đất Tam Đường – Lai Châu đã như một mối “ duyên tiền định”. Năm 2001, anh cùng người vợ trẻ lên Lai châu lập nghiệp với hành trang mang theo là nghề làm bún truyền thống từ làng quê Chi Lăng. Những ngày đầu chân ướt, chân ráo nơi “ đất khách”, với 2 bàn tay trắng, đôi vợ chồng trẻ chẳng có vốn liếng gì. Thôi thì “ có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ bún tươi cho các nhà hàng, quán bún, phở khá cao, nhưng ở đây lại chưa có 1 cơ sở sản xuất bún nào, anh chị  bàn bạc với nhau rằng sẽ bắt đầu làm kinh tế từ đây, từ chính nghề làm bún truyền thống mình mang theo. Bắt tay vào gây dựng cơ nghiệp, 2 vợ chồng thuê mướn đất để tạo dựng cho mình một cơ sở sản xuất bún tươi nho nhỏ. Khi mới làm, tất cả các khâu từ xay xát bột, kéo bún đều làm thủ công nên không ít vất vả, dân cư ngày đó còn thưa thớt, nên việc tiêu thụ cũng gặp không ít khó khăn, mỗi ngày anh chị chỉ làm 5kg gạo mỗi ngày. “ Lúc bấy giờ, người dân trên này còn khá xa lạ với bún tươi, đa số toàn sử dụng bánh tráng tay nên bún làm ra bán rất chậm, có hôm giao cho các quán bún, phở không hết, 2 vợ chồng tôi còn phải thay nhau đạp xe đi rong bán ở các bản. Tất cả đều làm bằng tay cả, 2 vợ chồng cứ phải dậy từ 2-3 h sáng mà lãi lời chả được là bao, nhọc lắm nhưng 2 vợ chồng tôi quyết tâm bám lấy nghề.” Anh Viền tâm sự.
 

 


Cơ sở sản xuất được trang bị hệ thống máy móc hiện đại
 

          Khi nhu cầu tiêu thụ của thị trương cao hơn, yêu cầu của khách hàng về sản phẩm cũng khắt khe hơn mà cứ sản xuất theo cách thủ công, tráng tay như vậy thì sẽ vừa vất vả, lại vừa mất khách, hiệu quả đem lại thấp, nghĩ vậy năm 2009, vợ chồng anh mạnh dạn vay 40 triệu đồng của Ngân hàng nông nghiệp huyện cùng với tiền vay mượn của anh em, hàng xóm đầu tư 170 triệu đồng mua máy vắt bún và máy tráng bánh. Có máy, sản phẩm làm ra được nhiều hơn, sức mua của người dân cũng mạnh hơn, vợ chồng anh lại tiếp tục đầu tư mua nhiều loại máy móc khác hiện đại hơn và mở rộng quy mô sản xuất. Giờ đây, trên mảnh đất thuê mươn hôm nào là1 cơ sở sản xuất bún tươi, bún khô, bánh đa khô với khu nhà xưởng rộng trên 450m2 được trang bị hệ thống máy móc đồng bộ và hiện đại từ máy vo gạo, xay bột, máy vắt bột, máy tráng, máy đùn, máy thái… trị giá hơn 500 triệu đồng. Nhờ nhờ máy móc, trung bình gia đình anh sản xuất và tiêu thụ được 70 kg bún tươi, gần 3 tạ bún khô, bánh đa khô một ngày. Theo anh Viền trung bình 1 kg gạo làm ra 2 kg bún. Để có một mẻ bún dẻo thơm nên chọn gạo Khang dân, hạt trắng, to đều. Điều quan trọng với người làm nghề là luôn đặt tiêu chí chất lượng và an toàn VSTP lên hàng đầu. Từ nguyên liệu đến các khâu chế biến đảm bảo vệ sinh, nên hàng năm gia đình anh luôn được cấp giấy chứng nhận cơ sở  sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP, sản phẩm gia đình làm ra luôn giữ được chữ tín với khách hàng. “Tiềng lành đồn xa”, giờ đây, sản phẩm bún khô, bánh đa khô làm ra được gia đình anh bán buôn, bán lẻ, giao cho các nhà hàng, quán ăn không chỉ trên địa bàn huyện Tam Đường mà còn ở các huyện bạn, thị xã Lai Châu và tỉnh Lào Cai. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh cũng thu nhập trên 150 triệu đồng.
 

 


Anh viền kiểm tra chất lượng sợi bún khô
 

 Ông Nguyễn Văn Sáu – trưởng bản Nà Đa – TTTD cho biết: “ Gia đình anh, chị Gái – Viền là một trong những hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, điển hình ở bản Nà Đa. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, sự cần cù, chịu khó mà từ 2 bàn tay trắng, 2 vợ chồng đã gây dựng được cơ nghiệp như hôm nay, thật sự là tấm gương để các hộ dân khác trong bản học theo. Không chỉ làm giàu cho gia đình, mà với quy mô sản xuất như hiện nay, cơ sở sản xuất bún khô, bánh đa khô của gia đình anh chị còn tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động là người cùng bản với thu nhập 4 triệu đồng/tháng.”
Vốn chịu thương chịu khó, mạnh dạn tìm tòi học hỏi đầu tư làm ăn, chú trọng nâng cao chất lượng, đảm bảo khâu VS ATTP nên cơ cở sản xuất bún, bánh đa khô của gia đình anh Viền ngày một phát triển, có chỗ đứng trên thị trường và thương hiệu bún, bánh đa khô Gái – Viền giờ đây đã trở thành một địa chỉ tin cậy, uy tín, chất lượng luôn được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tìm đến ./.

Tác giả: Yến Thanh - Trọng Hoản

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://tamduong.laichau.gov.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Công khai: Tài chính, tuyển dụng, bổ nhiệm,...
Thông báo
Mời họp
Chương trình công tác
Cổng TTĐT tỉnh
Quản lý văn bản và điều hành
Sapa
Văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Lai Châu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
  • Đang truy cập134
  • Hôm nay41,884
  • Tháng hiện tại703,862
  • Tháng trước1,207,373
  • Tổng lượt truy cập23,724,494
Covid-19
Dụ thảo chính trị
Cổng dịch vụ công trực tuyến - Hệ thống một cửa điện tử
Bộ thủ tục hành chính tại huyện Tam Đường
Công khai ngân sách
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down