Chương trình phát triển cây ăn quả ôn đới được triển khai, trên địa bàn huyện Tam Đường đã có trên 150 ha cây lê được trồng. Đến nay hơn một nửa diện tích đã cho thu quả đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân. Để cây lê phát triển cũng như cho chất lượng quả khi thu hoạch, Hội nông dân huyện đã phối hợp với Hội nông dân tỉnh hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh ngay sau dịp tết nguyên đán
Năm 2016, gia đình anh Sùng A Lạ ở bản bản Sử Thàng, xã Giang Ma đã mạnh dạn đăng kí trồng hơn 50 gốc lê. Đến nay, toàn bộ diên tích Lê của gia đình đã cho thu hoạch và cho thu nhập hơn 50 triệu đồng từ bán lê. Tuy nhiên việc chăm sóc lê chỉ dựa vào kinh nghiệm của mình. Nên hôm nay anh được Hội nông dân huyện phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ nông dân – Hội Nông dân tỉnh và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc, bón phân, tỉa cành, tạo tán…rất bài bản. Đây sẽ là kiến thức quan trọng để anh áp dùng vào chăm sóc vườn Lê của gia đình
Hướng dẫn nông dân xã Giang Ma chăm sóc Lê
Anh Sùng A Lạ ở bản bản Sử Thàng, xã Giang Ma, huyện Tam Đường nói: Hôm nay, tôi và các hộ dân trong bản được cán bộ của Tỉnh, huyện xuống hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc, bón phân, tỉa cành, tạo tán…; tôi được học hỏi kinh nghiệm chăm sóc lê như: phải làm sạch cỏ khu vực gốc, tạo cành, tỉa tán, bón phân 1 năm 1 lần. Tôi hy vong Lê năm nay sẽ cho gia đình thu nhập cao hơn.
Gia đình ông Ma A Tủa ở bản Mào Phô xã Giang Ma cũng là một trong những hộ đi đầu trong việc chuyển đổi diện tích nương đồi canh tác kém hiệu quả sang trồng Lê. Đến nay gia đình anh có hơn 300 cây Lê và 200 gốc đã cho thu hoạch. Thấy được hiệu quả kinh tế mang lại, nên khi được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn về chăm sóc Lê, gia đình ông đã tích cực thực hiện việc bón phân, cắt tỉa cảnh, tạo tán… để cây sinh trường và phát triển tốt
Ông Ma A Tủa ở bản Mào Phô xã Giang Ma, huyện Tam Đường chia sẻ: Những năm trước chúng tôi chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc Lê. Nhưng nhờ được sự hướng dẫn của cán bộ, gia đình tôi sẽ huy động nhân lực để thực hiện chăm sóc toàn bộ vườn Lê của gia đình, để Lê sinh trưởng và phát triển tốt
Thực hiện dự án "Phát triển cây ăn quả ôn đới" tại xã Giang Ma, hiện toàn xã có gần 50 ha cây Lê VH6, tập trung tại các bản là Bãi Bằng, Mào Phô, Giang Ma, Phìn Chải, Xin Chải, Sin Câu và Sử Thàng. Những năm qua, cây Lê phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Hiện cây Lê đang trong giai đoạn ra hoa, kết trái, đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến sản lượng và chất lượng của quả.
Theo Phó chủ tịch UBND xã Giang Ma Giàng A Chư, nếu như trước đây, việc trồng các loại cây ăn quả của bà con chỉ mang tính tự phát, manh mún, chủ yếu là tự cung, tự cấp, sau khi thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả ôn đới, trong đó mô hình trồng giống lê mới VH6 đem lại hiệu quả, đến nay bà con chuyển sang trồng lê theo hướng hàng hóa tập trung. Hiện chúng tôi đang tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân chăm sóc Lê theo đúng quy trình kỹ thuật

Hướng dẫn nông dân xã Nùng Nàng chăm sóc Lê
Năm 2014 sau khi chương trình phát triển cây ăn quả ôn đới được triển khai, trên địa bàn huyện Tam Đường đã thực hiện việc đưa cây lê vào trồng thí điểm với diện tích 5 ha. Đến nay huyện đã có trên 150 ha lê được trồng tập trung tại các xã vùng cao của huyện như: Hồ Thầu, Giang Ma, Nùng Nàng và Tả Lèng. Theo đánh giá của cán bộ chuyên môn cây lê phù hợp với điều kiện tự nhiên tại các xã vùng cao của huyện, cây phát triển tốt, , chất lượng quả to, đẹp và ngọt. Để cây lê phát triển mang lai hiệu quả cho vụ sau, Hội nông dân đã phối hợp Trung tâm Hỗ trợ nông dân – Hội Nông dân tỉnh và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện trực tiếp xuống các bản của xã Nùng Nàng và Giang Ma hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho Lê, như: Kỹ thuật hướng dẫn cách bón phân, lượng phân bón cho từng thời kỳ; cách tỉa cành, vin cành, tạo tán và cách phòng trừ sâu bệnh cho cây Lê…
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Minh Phương – Chủ tịch HND huyện Tam Đường cho biết: Ngay từ đầu năm Hội nông dân huyện đã chủ động phối hợp với Trung tâm hỗ trợ nông dân – Hội nông tỉnh, Phòng Nông nghiệp &PTNT, và các xã Nùng Nàng và xã Giang Ma chủ động đôn đốc chăm sóc cây Lê trên địa bàn. Đợt 1 này chúng tôi hướng dẫn bà con kỹ thuật bón phân, tỉa cành, tạo tán, vin cành, bón vôi làm sao mà cho đủ lượng phân bón đảm bảo kỹ thuật cho cây Lê sinh trưởng, phát triển tốt.
Với việc chăm sóc đầy đủ và đúng quy trình kỹ thuật, cây Lê tại trên địa bàn huyện Tam Đường sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Từ đó đem lại năng suất và thu nhập ổn định cho người dân trong thời gian tới.
Trọng Hoản