Số: 09/2021/NQLT-UBTVQH14- CP-ĐCTUBTWMTTQVN

Thứ sáu - 05/03/2021 04:52 692 0
NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH Hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI -
CHÍNH PHỦ - ĐOÀN CHỦ TỊCH
ỦY BAN TRUNG ƯƠNG
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM


Số: 09/2021/NQLT-UBTVQH14-
CP-ĐCTUBTWMTTQVN

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2021
NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH                                                                                                Hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử
đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026


Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 63/2020/QH14;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Nghị quyết liên tịch hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Chương I
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ HIỆP THƯƠNG LẦN THỨ NHẤT
ĐỂ THỎA THUẬN VỀ CƠ CẤU, THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Mục 1
VIỆC HIỆP THƯƠNG, GIỚI THIỆU
NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Điều 1. Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 03 tháng 02 năm 2021 đến ngày 17 tháng 02 năm 2021.
2. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triệu tập, chủ trì và được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh triệu tập, chủ trì và được thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 2. Nội dung, thủ tục tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất
1. Hội nghị cử chủ tọa trong Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (đối với hội nghị hiệp thương ở trung ương) hoặc trong Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh (đối với hội nghị hiệp thương ở địa phương) và Thư ký hội nghị.
2. Đối với hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương, đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày dự kiến về cơ cấu, thành phần, số lượng người của tổ chức chính trị, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân ở trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
Đối với hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở địa phương, đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trình bày dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu, thành phần, số lượng người của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
3. Hội nghị thảo luận để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội của cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm số dư người ứng cử, tỷ lệ người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ, người dân tộc thiểu số theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Trường hợp không thỏa thuận được vấn đề nào thì hội nghị quyết định biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 03 đến 05 người. Trường hợp quyết định biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu biểu quyết phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương. Chỉ các đại biểu thuộc thành phần hội nghị hiệp thương có mặt tại hội nghị mới được quyền biểu quyết.
4. Hội nghị thông qua biên bản (theo Mẫu số 01/BCĐBQH-MT kèm theo Nghị quyết này).
5. Việc gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; ở cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 3. Điều chỉnh và hướng dẫn việc giới thiệu người ứng cử
1. Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định tại Điều 40 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Văn bản điều chỉnh được gửi ngay đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.
2. Trên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu, thành phần, số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương có trách nhiệm thông báo đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và hướng dẫn về nội dung, trình tự, thủ tục giới thiệu người ứng cử, làm hồ sơ ứng cử theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và Chương II của Nghị quyết này.
Mục 2
VIỆC HIỆP THƯƠNG, GIỚI THIỆU
NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Điều 4. Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở mỗi cấp được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 03 tháng 02 năm 2021 đến ngày 17 tháng 02 năm 2021do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp triệu tập, chủ trì và được thực hiện theo quy định tại Điều 50 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 5. Nội dung, thủ tục tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất
1. Hội nghị cử chủ tọa trong Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thư ký hội nghị.
2. Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trình bày dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước cùng cấp và của đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính cấp dưới hoặc thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã).
3. Hội nghị thảo luận để thống nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã), bảo đảm số dư người ứng cử, tỷ lệ người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ, người dân tộc thiểu số theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Trường hợp không thỏa thuận được vấn đề nào thì hội nghị quyết định biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 03 đến 05 người. Trường hợp quyết định biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu biểu quyết phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương. Chỉ các đại biểu thuộc thành phần hội nghị hiệp thương có mặt tại hội nghị mới được quyền biểu quyết.
4. Hội nghị thông qua biên bản (theo Mẫu số 01/BCĐBHĐND-MT kèm theo Nghị quyết này).
Việc gửi biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 6. Điều chỉnh và hướng dẫn việc giới thiệu người ứng cử
1. Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tiến hành điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã) được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình theo quy định tại Điều 51 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Văn bản điều chỉnh được gửi ngay đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.
2. Trên cơ sở điều chỉnh của Thường trực Hội đồng nhân dân từng cấp về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã), Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố được phân bổ giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và hướng dẫn về nội dung, trình tự, thủ tục giới thiệu người ứng cử, làm hồ sơ ứng cử theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và Chương II của Nghị quyết này.
Chương II
CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Mục 1
VIỆC GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
Điều 7. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội
1. Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 02 năm 2021 đến ngày 11 tháng 3 năm 2021.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội thực hiện việc giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội theo các bước sau đây:
a) Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị họp để dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội;
b) Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với người được dự kiến giới thiệu ứng cử;
c) Trên cơ sở ý kiến nhận xét và tín nhiệm của hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc (sau đây gọi chung là nơi công tác) của người được dự kiến giới thiệu ứng cử, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị ban lãnh đạo mở rộng để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Điều 8. Họp ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị để dự kiến người giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội
1. Thành phần dự họp:
a) Ban lãnh đạo tổ chức đối với tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội;
b) Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị và Ban chấp hành Công đoàn đối với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp;
c) Chỉ huy đơn vị đối với đơn vị vũ trang nhân dân.
2. Trình tự,thủ tục tổ chức cuộc họp:
a) Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân giới thiệu mục đích, yêu cầu của cuộc họp, dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người được phân bổ giới thiệu ứng cử, tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và các bước tiến hành để lập danh sách giới thiệu người ứng cử;
b) Những người dự họp thảo luận về dự kiến giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội để lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Cuộc họp thông qua biên bản (theo Mẫu số 02/BCĐBQH-MT kèm theo Nghị quyết này).
Điều 9. Hội nghị lấy ý kiến của cử tri tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội
1. Việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội được tiến hành theo quy định tại các điều 1, 3 và 4 của Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Biên bản hội nghị được lập theo Mẫu số 02/HNCT kèm theo Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Trường hợp người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội không đạt sự tín nhiệm của trên 50% tổng số cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi công tác thì ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức việc giới thiệu người khác.
Trình tự, thủ tục giới thiệu lại người được dự kiến giới thiệu ứng cử được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị quyết này.
Điều 10. Hội nghị ban lãnh đạo mở rộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội
1. Thành phần dự hội nghị:
a) Đối với tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, thành phần dự hội nghị gồm Đoàn Chủ tịch mở rộng tới người đứng đầu các tổ chức thành viên (tổ chức nào không có tổ chức thành viên thì tổ chức hội nghị Đoàn Chủ tịch mở rộng tới đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc); Ban Thường vụ mở rộng tới đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc hoặc Ban Thường trực mở rộng tới đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc;
b) Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, thành phần dự hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan và đại diện Ban chấp hành Công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc;
c) Đối với đơn vị vũ trang nhân dân, thành phần dự hội nghị gồm chỉ huy đơn vị, đại diện Ban chấp hành Công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy các đơn vị cấp dưới trực tiếp.
2. Trình tự,thủ tục tổ chức hội nghị:
a) Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân báo cáo tình hình và kết quả hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác đối với từng người được dự kiến giới thiệu ứng cử;
b) Những người dự hội nghị thảo luận và biểu thị sự tán thành của mình đối với từng người được giới thiệu ứng cử bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 03 đến 05 người. Trường hợp quyết định biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu giới thiệu phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;
c) Hội nghị thông qua biên bản và danh sách người được giới thiệu ứng cử (theo Mẫu số 03/BCĐBQH-MT kèm theo Nghị quyết này).
Điều 11. Việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội và biên bản hội nghị
1. Căn cứ vào kết quả của hội nghị ban lãnh đạo mở rộng, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình được lựa chọn, giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội làm hồ sơ ứng cử theo quy định tại Điều 35 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia.
2. Chậm nhất là 17 giờ 00 ngày14 tháng 3 năm 2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội.
Việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia.
3. Việc gửi biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 41 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; ở cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 42 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và hoàn thành chậm nhất là ngày 14 tháng 3 năm 2021.
Mục 2
VIỆC GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Điều 12. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
1. Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 02 năm 2021 đến ngày 11 tháng 3 năm 2021.
2. Người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của địa phương nào thì phải là người đang cư trú hoặc công tác thường xuyên ở địa phương đó.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được dự kiến phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử thực hiện việc giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo các bước sau đây:
a) Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị họp để dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác đối với người được dự kiến giới thiệu ứng cử;
c) Trên cơ sở ý kiến nhận xét và tín nhiệm của hội nghị cử tri nơi công tác, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị ban lãnh đạo mở rộng để thảo luận, giới thiệu người ứng cử.
4. Việc giới thiệu người của thôn, tổ dân phố để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được thực hiện theo quy định tại Chương II của Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều 13. Họp ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị để dự kiến giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Thành phần dự họp:
a) Ban lãnh đạo tổ chức đối với tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội;
b) Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị và Ban chấp hành Công đoàn đối với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp;
c) Chỉ huy đơn vị đối với đơn vị vũ trang nhân dân.
2. Trình tự,thủ tục tổ chức cuộc họp:
a) Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân giới thiệu mục đích, yêu cầu của cuộc họp, dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người được phân bổ giới thiệu ứng cử, tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân và các bước tiến hành để lập danh sách giới thiệu người ứng cử;
b) Những người dự họp thảo luận về dự kiến giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử;
c) Cuộc họp thông qua biên bản (theo Mẫu số 02/BCĐBHĐND-MT kèm theo Nghị quyết này).
Điều 14. Hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác đối với người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo quy định tại các điều 1, 3 và 4 của Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Biên bản hội nghị được lập theo Mẫu số 02/HNCTkèm theo Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3.Trường hợp người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân không đạt sự tín nhiệm của trên 50% tổng số cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi công tác thì ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức việc giới thiệu người khác.
Trình tự, thủ tục giới thiệu lại người được dự kiến giới thiệuứng cử được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị quyết này.
Điều 15. Hội nghị ban lãnh đạo mở rộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Thành phần dự hội nghị:
a) Đối với tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, thành phần dự hội nghị gồm Ban Thường vụ mở rộng đến đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc hoặc Ban Thường trực mở rộng đến đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc hoặc lãnh đạo các tổ chức thành viên. Trường hợp tổ chức xã hội không lập Ban Thường vụ thì tổ chức hội nghị Ban chấp hành;
b) Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân triệu tập và chủ trì hội nghị Ủy ban nhân dân mở rộng đến đại diện lãnh đạo đơn vị trực thuộc;
c) Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân triệu tập và chủ trì hội nghị gồm Thường trực Hội đồng nhân dân, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân;
d) Đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân triệu tập và chủ trì hội nghị gồm Thường trực Hội đồng nhân dân, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân vàChủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
đ) Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan khác của Nhà nước thì người đứng đầu cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị ban lãnh đạo mở rộng đến đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc (nếu có) và đại diện Ban chấp hành Công đoàn;
e) Đối với các đơn vị sự nghiệp thì người đứng đầu đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị ban lãnh đạo mở rộng đến đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc (nếu có) và đại diện Ban chấp hành Công đoàn;
g) Đối với tổ chức kinh tế thì người đứng đầu tổ chức triệu tập và chủ trì hội nghị ban lãnh đạo mở rộng đến người đứng đầu các phòng, ban, phân xưởng, trạm, trại và đại diện Ban chấp hành Công đoàn;
h) Đối với đơn vị vũ trang nhân dân thì chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị gồm chỉ huy đơn vị, đại diện Ban chấp hành Công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy các đơn vị cấp dưới trực tiếp;
i) Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị.
2. Trình tự,thủ tục tổ chức hội nghị:
a) Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân báo cáo tình hình và kết quả hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác đối với từng người được dự kiến giới thiệu ứng cử;
b) Những người dự hội nghị thảo luận và biểu thị sự tán thành của mình đối với từng người được giới thiệu ứng cử bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 03 đến 05 người. Trường hợp quyết định biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu giới thiệu phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;
c) Hội nghị thông qua biên bản và danh sách người được giới thiệu ứng cử (theo Mẫu số 03/BCĐBHĐND-MT kèm theo Nghị quyết này).
Điều 16. Việc nộp hồ sơ ứng cử của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và biên bản hội nghị
1. Căn cứ vào kết quả của hội nghị ban lãnh đạo mở rộng, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình được lựa chọn, giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân làm hồ sơ ứng cử theo quy định tại Điều 35 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia.
2. Chậm nhất là 17 giờ00 ngày14 tháng 3 năm 2021, người ứng cử phải hoàn thành việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 36 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia.
3. Việc gửi biên bản hội nghị cử tri nơi công tác, biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị và biên bản hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 52 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Chương III
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ HIỆP THƯƠNG LẦN THỨ HAI ĐỂ THỎA THUẬN LẬP DANH SÁCH SƠ BỘ NHỮNG NGƯỜI ỨNG CỬ
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Mục 1
VIỆC HIỆP THƯƠNG, GIỚI THIỆU
NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Điều 17. Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 3 năm 2021 đến ngày 19 tháng 3 năm 2021.
2. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triệu tập, chủ trì và được thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở địa phương do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh triệu tập, chủ trì và được thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Danh sách giới thiệu người ứng cử trình hội nghị hiệp thương lần thứ hai phải bảo đảm số dư cần thiết để hội nghị xem xét, lựa chọn lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Điều 18. Nội dung, thủ tục tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai
1. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (đối với hội nghị hiệp thương ở trung ương), Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh (đối với hội nghị hiệp thương ở địa phương) báo cáo về tình hình giới thiệu người ứng cử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và tình hình người tự ứng cử ở địa phương (nếu có).
2. Hội nghị thảo luận, lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội căn cứ vào các nội dung sau đây:
a) Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội;
b) Kết quả điều chỉnh lần thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Kết quả thỏa thuận tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất;
d) Hồ sơ, biên bản giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội của cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi đến;
đ) Ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi công tác đối với người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
3. Hội nghị bàn kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử và kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, nơi công tác (nếu có) đối với người tự ứng cử (đối với hội nghị hiệp thương ở địa phương); nêu ra các vấn đề cần xác minh, làm rõ đối với những người ứng cử.
4. Hội nghị thông qua biên bản và danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội (theo Mẫu số 01/BCĐBQH-MT và Mẫu số 05/BCĐBQH-MT kèm theo Nghị quyết này).
5. Việc gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở trung ương được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; ở cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Mục 2
VIỆC HIỆP THƯƠNG, GIỚI THIỆU
NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Điều 19. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở mỗi cấp được tổ chức trong thời gian từ ngày 15 tháng 3 năm 2021 đến ngày 19 tháng 3 năm 2021 do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp triệu tập, chủ trì và được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Danh sách giới thiệu người ứng cử trình hội nghị hiệp thương lần thứ hai phải bảo đảm số dư cần thiết để hội nghị xem xét, lựa chọn lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 20. Nội dung, thủ tục tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai
1. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương báo cáo về tình hình giới thiệu người ứng cử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã), tình hình người tự ứng cử (nếu có).
2. Hội nghị thảo luận, lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân căn cứ vào các nội dung sau đây:
a) Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Kết quả điều chỉnh của Thường trực Hội đồng nhân dân về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Kết quả thỏa thuận tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất;
d) Hồ sơ, biên bản giới thiệu người ứng cửđại biểu Hội đồng nhân dâncủa các cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi đến;
đ) Ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi công tác đối với người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

3. Hội nghị bàn kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử và lấy ý kiến cử tri nơi công tác (nếu có) của người tự ứng cử, người được thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; nêu ra các vấn đề cần xác minh, làm rõ đối với những người ứng cử.

4. Hội nghị thông qua biên bản và danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (theo Mẫu số 01/BCĐBHĐND-MT và Mẫu số 05/BCĐBHĐND-MT kèm theo Nghị quyết này).
5. Việc gửi biên bản hội nghị hiệp thương và danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 53 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Chương IV
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ LẤY Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ TÍN NHIỆM
CỦA CỬ TRI ĐỐI VỚI NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI,
ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Điều 21. Tổ chức hội nghị cử tri đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội
1. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức họp với đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã nơi có người ứng cử đại biểu Quốc hội cư trú và đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử để hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri.
2. Việc lấy ý kiến của hội nghị cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội được tổ chức tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử cư trú do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trao đổi với cơ quan, tổ chức, đơn vị có người được giới thiệu ứng cử để tổ chức hội nghị cử tri.
3. Việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội và cử tri nơi công tác (nếu có) đối với người tự ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 21 tháng 3 năm 2021 đến ngày 13 tháng 4 năm 2021 theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và Chương I của Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều 22. Tổ chức hội nghị cử tri đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Ngay sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương họp với người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử; đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp (đối với cấp xã thì mời các Trưởng ban công tác Mặt trận trên địa bàn), Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cư trú để hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử có tên trong danh sách sơ bộ và ý kiến cử tri nơi công tác (nếu có)đối với người tự ứng cử, người được thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
2. Việc lấy ý kiến của hội nghị cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử cư trú do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trao đổi với cơ quan, tổ chức, đơn vị có người được giới thiệu ứng cử để tổ chức hội nghị cử tri.
3. Việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và cử tri nơi công tác (nếu có) đối với người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, người được thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được thực hiện trong khoản thời gian từ ngày 21 tháng 3 năm 2021 đến ngày 13 tháng 4 năm 2021 theo quy định tại Điều 54 vàĐiều 55 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và tại Chương I của Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều 23. Xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Trách nhiệm xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 46 và Điều 55 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Chậm nhất là ngày 13 tháng 4 năm 2021, việc xác minh và trả lời về các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải được tiến hành xong.
Điều 24. Điều chỉnh lần thứ hai về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội
Chậm nhất là ngày 29 tháng 3 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành điều chỉnh lần thứ hai cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định tại Điều 47 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Chương V
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ HIỆP THƯƠNG LẦN THỨ BA ĐỂ LỰA CHỌN, LẬP DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐỦ TIÊU CHUẨN ỨNG CỬ
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Mục 1
VIỆC HIỆP THƯƠNG, GIỚI THIỆU
NGƯỜI ỨNG CỬĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Điều 25. Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 14 tháng 4 năm 2021 đến ngày 18 tháng 4 năm 2021.
2. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triệu tập và chủ trì được thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở địa phương do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh triệu tập và chủ trì được thực hiện theo quy định tại Điều 49 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Danh sách giới thiệu người ứng cử trình hội nghị hiệp thương lần thứ ba phải bảo đảm có số dư lớn hơn số dư quy định tại khoản 6 Điều 57 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 26. Nội dung, thủ tục tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba
1. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (đối với hội nghị hiệp thương ở trung ương), Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh (đối với hội nghị hiệp thương ở cấp tỉnh) báo cáo về tình hình, kết quả tổ chức lấy ý kiến nhận xét và sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với những người ứng cử, trong đó nêu rõ những trường hợp cần xem xét do có vụ việc cử tri nêu và danh sách người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
Những trường hợp người ứng cửkhông đạt sự tín nhiệm của trên 50% tổng số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri nơi cư trú thì không đưa vào danh sách giới thiệu tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba, trừ trường hợp đặc biệt cần báo cáo rõ để hội nghị hiệp thương xem xét, quyết định.
2. Hội nghị tiến hành thảo luận, lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.
Trường hợp không thỏa thuận được thì hội nghị quyết định biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 03 đến 05 người. Trường hợp quyết định biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu biểu quyết phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương. Chỉ các đại biểu thuộc thành phần hội nghị hiệp thương có mặt tại hội nghị mới được quyền biểu quyết.
3. Hội nghị thông qua biên bản và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội (theo Mẫu số 01/BCĐBQH-MT và Mẫu số 04/BCĐBQH-MT kèm theo Nghị quyết này).
4. Việc gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở trung ương và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; ở cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dânchậm nhất là ngày 23 tháng 4 năm 2021.
Mục 2
VIỆC HIỆP THƯƠNG, GIỚI THIỆU
NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Điều 27. Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba
1. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở mỗi cấp được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 14 tháng 4 năm 2021 đến ngày 18 tháng 4 năm 2021 do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp triệu tập, chủ trì và được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Danh sách giới thiệu người ứng cử trình hội nghị hiệp thương lần thứ ba phải bảo đảm có số dư lớn hơn số dư quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 28. Nội dung, thủ tục tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba
1. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương báo cáo về tình hình, kết quả tổ chức lấy ý kiến nhận xét và sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với những người ứng cử, trong đó nêu rõ những trường hợp cần xem xét do có vụ việc cử tri nêu và danh sách người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Những trường hợp người ứng cửkhông đạt sự tín nhiệm của trên 50%  tổng số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri nơi cư trú thì không đưa vào danh sách giới thiệu tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba, trừ trường hợp đặc biệt cần báo cáo rõ để hội nghị hiệp thương xem xét, quyết định.
2. Hội nghị tiến hành thảo luận, lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Trường hợp không thỏa thuận được thì hội nghị quyết định biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cửTổ kiểm phiếu gồm từ 03 đến 05 người. Trường hợp quyết định biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu biểu quyết phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương. Chỉ các đại biểu thuộc thành phần hội nghị hiệp thương có mặt tại hội nghị mới được quyền biểu quyết.
3. Hội nghị thông qua biên bản và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (theo Mẫu số 01/BCĐBHĐND-MT và Mẫu số 05/BCĐBHĐND-MT kèm theo Nghị quyết này).
4. Việc gửi biên bản hội nghị hiệp thương và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dânchậm nhất là ngày 23 tháng 4 năm 2021.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29. Điều khoản thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định của Nghị quyết này.
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện những nhiệm vụ được quy định trong Nghị quyết này.

 
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH UB TW
MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
CHỦ TỊCH

(Đã ký)




Trần Thanh Mẫn
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




(Đã ký)




Nguyễn Xuân Phúc
TM. ỦY BANTHƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




(Đã ký)



Nguyễn Thị Kim Ngân

Nơi nhận:
- Hội đồng bầu cử quốc gia;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương MTTQVN;
- Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia;
- Các tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương;
- Ủy ban bầu cử, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN cấp tỉnh;
- Lưu: HC (VPQH, VPCP, MTTQ).
 
       

























PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2021/NQLT-UBTVQH14-
CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15 tháng 01 năm 2021
của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026)



Mẫu số 01/BCĐBQH-MT
ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
……………………………… (1)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ………, ngày……tháng…….năm 2021
     

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ HIỆP THƯƠNG
LẦN THỨ ……(2)
(V/v giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV)

Hồi ........giờ........., ngày….... tháng.....năm 2021, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam........(1) tiến hành hội nghị hiệp thương lần thứ ….(2) để:
+.....................................)
+.....................................)
+.....................................)
  (Ghi rõ mục đích của hội nghị hiệp thương theo quy định của Luật Bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND)
- Chủ trì hội nghị: ông (bà) .....................................Chức vụ:............................
- Thư ký hội nghị: ông (bà) .....................................Chức vụ: ............................
1. Thành phần hội nghị gồm:
+ .............................)
+ .............................)
+ .............................)
  Ở trung ương, thành phần ghi theo khoản 1 Điều 38 của Luật Bầu cử ĐBQH và HĐND; ở cấp tỉnh thành phần ghi theo khoản 1 Điều 39 củaLuật Bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND (bao gồm tổng số đại biểu được mời, tổng số có mặt, tổng số vắng mặt)
-Khách mời của hội nghị gồm:
+ Ông (bà) ................)
+ Ông (bà) ................)
+ Ông (bà) ................)
(Ghi tên đại biểu các cơ quan đến dự)
2. Hội nghị tiến hành với chương trình nội dung như sau:
1................................)
2................................)
3................................)
4................................)
(Ghi diễn biến hội nghị với từng nội dung)
3. Hội nghị nhất trí những nội dung như sau:
+................................)
+................................)
+................................)
(Ghi nội dung theo chương trình hội nghị hiệp thương)
- Hội nghị kết thúc hồi ..........giờ ……cùng ngày.
 
THƯ KÝ HỘI NGHỊ
(Ký tên)
(Ghi rõ họ và tên)
TM. BAN THƯỜNG TRỰC
ỦY BAN MTTQ VN TỈNH/THÀNH PHỐ….

CHỦ TỌA HỘI NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ họ và tên, chức vụ)
Ghi chú:
(1) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.
(2) Lần thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba.
(*) Biên bản hội nghị ở trung ương gửi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ở cấp tỉnh gửi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban bầu cử ở tỉnh.

Mẫu số 02/BCĐBQH-MT
(1).............................. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



………, ngày……tháng……năm 2021

BIÊN BẢN
HỌP BAN LÃNH ĐẠO DỰ KIẾN GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV


Hồi.......giờ.......phút, ngày......tháng.....năm 2021, cơ quan (tổ chức, đơn vị) (1).........đã tiến hành họp ban lãnh đạo để dự kiến giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV theo Thông báo số ........../TB-MTTQ ngày........tháng.............năm 2021 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .........(2) về việc phân bổ cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
- Chủ trì cuộc họp: ông (bà) ...................................Chức vụ: .................................
- Thư ký cuộc họp: ông (bà) ..................................Chức vụ: .................................
1. Thành phần dự họp: (3)
+.......................................................
+.......................................................
+.......................................................
- Tổng số người được mời:.............................
- Tổng số người có mặt:........................................
2. Cuộc họp đã dự kiến giới thiệu những người sau đây ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV:
1..............................
2...............................
3. Ý kiến nhận xét của cuộc họp đối với từng người như sau:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
4. Cuộc họp nhất trí dự kiến giới thiệu những người sau đây ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (kèm theo danh sách trích ngang):
1. .............................
2. .............................
5. Cuộc họp kết thúc hồi..........giờ........

 
THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký tên)
(Ghi rõ họ và tên)
CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(2) Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tổ chức hội nghị hiệp thương).
(3) Thành phần đại biểu được mời tham dự theo quy định tại Điều 41 và Điều 42 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
(*) Biên bản này gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương đã có thông báo gửi đến.

Mẫu số 03/BCĐBQH-MT
(1).............................. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



………, ngày……tháng……năm 2021

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ
GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV


Hồi......giờ......., ngày......tháng... … năm 2021, cơ quan (tổ chức, đơn vị) (1)............đã tiến hành hội nghị ban lãnh đạo mở rộng để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, theo Thông báo số ........../TB-MTTQ ngày.........tháng.......năm 2021 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.......................(2) về việc phân bổ cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
- Chủ trì hội nghị: ông (bà) ............................Chức vụ: .........................................
- Thư ký hội nghị: ông (bà) ............................Chức vụ: ........................................
1. Thành phần hội nghị: (3)
+.......................................................
+.......................................................
+.......................................................
- Tổng số người được mời:.............................
- Tổng số người có mặt:........................................
2. Hội nghị đã giới thiệu những người sau đây ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV:
1. .............................
2. .............................
3. Ý kiến nhận xét của hội nghị đối với từng người như sau:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Hội nghị nhất trí giới thiệu những người sau đây để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương, giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (kèm theo danh sách trích ngang)(4):
1. .............................
2. .............................
5. Hội nghị kết thúc hồi..........giờ...............

 
THƯ KÝ HỘI NGHỊ
(Ký tên)
(Ghi rõ họ và tên)
CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(2) Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tổ chức hội nghị hiệp thương).
(3) Thành phần đại biểu được mời tham dự theo quy định tại Điều 41 và Điều 42 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
(4) Danh sách trích ngang theo Mẫu số 04/BCĐBQH-MT.
(*) Biên bản này gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương đã có thông báo gửi đến.

 
 
Mẫu số 04/BCĐBQH-MT
............................(1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


………, ngày……tháng……năm 2021
DANH SÁCH
NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC GIỚI THIỆU ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV
(Do cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử)
STT
 
Họ
và tên
(2)
Ngày, tháng, năm sinh Giới tính Quốc tịch Dân tộc Tôn giáo Quêquán Nơi ở hiện nay(3) Trình độ Nghề nghiệp, chức vụ(4) Nơi công tác Ngày vào Đảng
(nếu có)
Đại biểu Quốc hội khoá
(nếu có)
Đại biểu HĐND
nhiệm kỳ
(nếu có)
Ghi chú
Giáo dục phổ thông Chuyên môn, nghiệp vụ Học hàm, học vị Lý luận chính trị Ngoại ngữ
1                                      
2                                      
...                                      
 
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(2) Tên xếp theo vần chữ cái A, B, C...
(3) Nơi người được giới thiệu ứng cử đang cư trú thường xuyên.
(4) Ghi rõ nghề nghiệp đang làm, chức vụ đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể đang đảm nhận, hàm cấp (quân đội, công an, ngoại giao...)
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/TỔ CHỨC/ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ họ và tên, chức vụ)

Mẫu số 05/BCĐBQH–MT
ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
……………………………………….. (1)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày……tháng……năm 2021
DANH SÁCH
NHỮNG NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV

(Kèm theo biên bản Hội nghị hiệp thương lần thứ ...... của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…..)
STT
 
Họ
và tên
(2)
Ngày, tháng, năm sinh Giới tính Quốc tịch Dân tộc Tôn giáo Quêquán Nơi ở hiện nay(3) Trình độ Nghề nghiệp, chức vụ(4) Nơi công tác Ngày vào Đảng
(nếu có)
Đại biểu Quốc hội khoá
(nếu có)
Đại biểu HĐND
nhiệm kỳ
(nếu có)
Ghi chú
Giáo dục phổ thông Chuyên môn, nghiệp vụ Học hàm, học vị Lý luận chính trị Ngoại ngữ
1                                      
2                                      
...                                      
 
Ghi chú:
(1) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.
(2) Tên xếp theo vần chữ cái A, B, C...
(3) Nơi người được giới thiệu ứng cử đang cư trú thường xuyên.
(4) Ghi rõ nghề nghiệp đang làm, chức vụ đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể đang đảm nhận, hàm cấp (quân đội, công an, ngoại giao...).
TM. BAN THƯỜNG TRỰC
ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM .….

(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ họ và tên, chức vụ)
 
Mẫu số 01/BCĐBHĐND-MT
ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
……………………………… (1)


 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
  ………, ngày……tháng……năm 2021

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ HIỆP THƯƠNG
LẦN THỨ ……
(2)

(V/v giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân)

Hồi ........giờ........., ngày….... tháng.....năm 2021, tại (3)……………….. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tỉnh, huyện, xã…) (1)…......... tiến hành Hội nghị hiệp thương lần thứ …(2) để:
+....................................)
+....................................)
+....................................)
  (Ghi rõ mục đích của hội nghị hiệp thương theo quy định của Luật Bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND)
- Chủ trì hội nghị: ông (bà) .....................................Chức vụ: ................................
- Thư ký hội nghị: ông (bà) .....................................Chức vụ: ................................
1.Thành phần hội nghị gồm:
+ ................................)
+ ................................)
+ ................................)
  Thành phần ghi theo khoản 1 Điều 50 của Luật Bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND(bao gồm tổng số đại biểu được mời, tổng số có mặt, tổng số vắng mặt)
-Khách mời của hội nghị gồm:
+ Ông (bà): ................)
+ Ông (bà): ................)
+ Ông (bà): ................)
(Ghi tên đại biểu các cơ quan đến dự)
2. Hội nghị tiến hành với chương trình nội dung như sau:
- ................................)
- ................................)
- ................................)
- ................................)
(Ghi diễn biến hội nghị với từng nội dung)
3. Hội nghị nhất trí những nội dung như sau:
 +................................)
 +................................)
 +................................)
(Ghi nội dung theo chương trình hội nghị hiệp thương)
- Hội nghị kết thúc hồi ..........giờ ……cùng ngày.
 
THƯ KÝ HỘI NGHỊ
(Ký tên)
(Ghi rõ họ và tên)
TM. BAN THƯỜNG TRỰC
ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC ……...

CHỦ TỌA HỘI NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ họ và tên)
Ghi chú:
(1) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.
(2) Lần thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba.
(3) Địa điểm tổ chức hội nghị
(*) Biên bản hội nghị ở cấp tỉnh gửi Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp; ở cấp huyện, cấp xã gửi Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam cấp trên trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.

Mẫu số 02/BCĐHĐND-MT
(1).............................. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



………, ngày……tháng……năm 2021

BIÊN BẢN
HỌP BAN LÃNH ĐẠO DỰ KIẾN GIỚI THIỆU
NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỒI ĐỒNG NHÂN DÂN…………
NHIỆM KỲ 2021-2026


Hồi.......giờ........., ngày......tháng.....năm 2021, tại (2) …………….. cơ quan tổ chức, đơn vị (1)……....... đã tiến hành họp ban lãnh đạo để dự kiến giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân …… nhiệm kỳ 2021-2026, theo Thông báo số ........../TB-MTTQ ngày...... tháng.......năm 2021 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (tỉnh, huyện, xã) .........(3) về việc phân bổ cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Chủ trì cuộc họp: ông (bà) ...................................Chức vụ: ................................
- Thư ký cuộc họp: ông (bà) ..................................Chức vụ: .................................
1. Thành phần họp: (4)
+.......................................................
+.......................................................
- Tổng số người được mời:.............................
- Tổng số người có mặt:........................................
2. Cuộc họp đã dự kiến giới thiệu những người sau đây ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân …… nhiệm kỳ 2021-2026:
1..............................
2...............................
3. Ý kiến nhận xét của cuộc họp đối với từng người như sau:
+ ...................................................................................................
+ ...................................................................................................
4. Cuộc họp nhất trí dự kiến giới thiệu những người sau đây ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (kèm theo danh sách trích ngang) (5)
1. .....................................................................................................................
2. .....................................................................................................................
- Hội nghị kết thúc hồi ………….. giờ ………….

 
THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký tên)
CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(2) Địa điểm tổ chức hội nghị.
(3) Tên Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam.
(4) Thành phần đại biểu được mời tham dự theo quy định tại Điều 52 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
(5) Danh sách trích ngang theo Mẫu số 04/BCĐBHĐND-MT.
(*) Biên bản này gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương đã có thông báo gửi đến.

Mẫu số 03/BCĐBHĐND-MT
(1).............................. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



                  ………, ngày……tháng……năm 2021
   
BIÊN BẢN HỘI NGHỊGIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ
ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN…………..
NHIỆM KỲ 2021-2026


Hồi......giờ......., ngày.......tháng.....năm 2021, (2)……………………… cơ quan, tổ chức, đơn vị (1)............ đã tiến hành hội nghị giới thiệu những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân …………… nhiệm kỳ 2021-2026, theo Thông báo số ........../TB-MTTQ ngày.........tháng.......năm 2021 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tỉnh, huyện, xã)(3) …….. về việc phân bổ cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Chủ trì hội nghị: ông (bà) ............................Chức vụ: .........................................
- Thư ký hội nghị: ông (bà) ............................Chức vụ: .........................................
1. Thành phần hội nghị: (4)
+.......................................................
+.......................................................
- Tổng số người được mời:.............................
- Tổng số người có mặt:........................................
2. Hội nghị đã giới thiệu những người sau đây ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ……. nhiệm kỳ 2021-2026:
1. .............................
2. .............................
3. Ý kiến nhận xét của hội nghị đối với từng người như sau:
+ ......................................................................................................................
+ ......................................................................................................................
4. Hội nghị nhất trí giới thiệu những người sau đây để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương, giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (kèm theo danh sách trích ngang)(5):

1………………………………………..............................
2……………………………………….............................
- Hội nghị kết thúc hồi..........giờ...............

 
THƯ KÝ HỘI NGHỊ
(Ký tên)
CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ
(Ký tên, đóng dấu)
(ghi rõ chức vụ, họ và tên)
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(2) Địa điểm tổ chức hội nghị.
(3) Tên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(4) Thành phần đại biểu được mời tham dự theo quy định tại Điều 52 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
(5) Danh sách trích ngang theo Mẫu số 04/BCĐBHĐND-MT.
(*) Biên bản này gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương đã có thông báo gửi đến.

 

Mẫu số 04/BCĐBHĐND-MT
………………...........................(1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                ……, ngày……tháng… …năm 2021
DANH SÁCH
NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC GIỚI THIỆU ỨNG CỬ
ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ……….. NHIỆM KỲ 2021-2026


 
STT Họ và tên(2) Ngày, tháng, năm sinh Giới tính Quốc tịch Dân tộc Tôn giáo Quê quán Nơi ở
hiện nay
(3)
Trình độ Nghề nghiệp, chức vụ(4) Nơi
công tác
Ngày vào Đảng
(nếu có)
Đại biểu HĐND (nếu có) Ghi chú
Giáo dục phổ thông Chuyên môn, nghiệp vụ Học hàm, học vị Lý luận chính trị Ngoại ngữ
1                                    
2                                    
                                   
 
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(2) Tên xếp theo vần chữ cái A, B, C...
(3) Nơi người được giới thiệu ứng cử đang cư trú thường xuyên.
(4) Ghi rõ nghề nghiệp đang làm, chức vụ đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể đang đảm nhận, hàm cấp (quân đội, công an, ngoại giao...)
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/TỔ CHỨC/ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ họ và tên, chức vụ)
 

ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
……………………………..……………..(1)
Mẫu số 05/BCĐBHĐND-MT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                ……, ngày……tháng… …năm 2021
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ỨNG CỬ
ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ………. NHIỆM KỲ 2021-2026

(Kèm theo biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ…… ngày…… tháng …. năm 2021)

 
STT Họ và tên(2) Ngày, tháng, năm sinh Giới tính Quốc tịch Dân tộc Tôn giáo Quê quán Nơi ở
hiện nay
(3)
Trình độ Nghề nghiệp, chức vụ(4) Nơi
công tác
Ngày vào Đảng
(nếu có)
Đại biểu HĐND (nếu có) Ghi chú
Giáo dục phổ thông Chuyên môn, nghiệp vụ Học hàm, học vị Lý luận chính trị Ngoại ngữ
1                                    
2                                    
                                   
 
Ghi chú:
(1) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.
(2) Tên xếp theo vần chữ cái A, B, C...
(3) Nơi người được giới thiệu ứng cử đang cư trú thường xuyên.
(4) Ghi rõ nghề nghiệp đang làm, chức vụ đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể đang đảm nhận, hàm cấp (quân đội, công an, ngoại giao...).
TM. BAN THƯỜNG TRỰC
ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM .….

(Ký tên, đóng dấu)
(Ghi rõ họ và tên, chức vụ)


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down