Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện quan trọng, đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp. Thông qua bầu cử để nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dịp này, PV Đài TT - TH huyện phỏng vấn đ/c Phạm Hải Đường - Ủy viên Ban Thường vụ - Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy - Trưởng Tiểu ban tuyên truyền Ủy ban bầu cử huyện Tam Đường.
Phóng viên: Cảm ơn đ/c đã tham gia phỏng vấn với phóng viên Đài TT - TH huyện Tam Đường.
Xin đ/c cho biết mục đích và yêu cầu của công tác tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026?
Đ/c Phạm Hải Đường - Ủy viên Ban thường vụ - Trưởng Ban tuyên giáo huyện ủy - Trưởng tiểu ban tuyên truyền Ủy ban Bầu cử huyện Tam Đường. Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp là sự kiện quan trọng của đất nước, là đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân; Do vậy Việc tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có mục đích là tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng chính trị và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội để tổ chức cuộc bầu cử đạt kết quả cao, bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân. Thông qua tuyên truyền bầu cử góp phần tích cực vào việc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
- Để đạt được mục đích nêu trên thì yêu cầu công tác tuyên truyền bầu cử phải đúng sự chỉ đạo, định hướng chính trị tư tưởng của các cấp ủy Đảng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương, hình thức; Tuyên truyền về bầu cử phải gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị năm 2021.
Phóng viên: Xin đ/c cho biết: Những nội dung chủ yếu cần tập trung tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân về cuộc bầu cử là gì, thưa đ/c? Đồng chí Phạm Hải Đường - Ủy viên Ban thường vụ - Trưởng Ban tuyên giáo huyện ủy - Trưởng Tiểu ban tuyên truyền Ủy ban bầu cử huyện.
Đ/c Phạm Hải Đường - Ủy viên Ban thường vụ - Trưởng Ban tuyên giáo huyện ủy - Trưởng tiểu ban tuyên truyền Ban chỉ đạo Bầu cử huyện Tam Đường. Trong thời gian này công tác tuyên truyền về cuộc bầu cử cần tập trung vào 7 nội dung sau đây:
1. Tuyên truyền, nêu bật mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; phân tích, làm rõ bối cảnh diễn ra sự kiện chính trị quan trọng này, đó là đất nước ta sau 35 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực đời sống cũng như vượt qua những khó khăn, thách thức, nhất là từ dịch bệnh Covid - 19 của năm 2020.
2. Giới thiệu nội dung các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về cuộc bầu cử được nêu trong các chỉ thị của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng các cấp, của tỉnh, của huyện.
3. Tuyên truyền các quy định của pháp luật về công tác bầu cử. Trong đó, tập trung tuyên truyền vị trí, vai trò của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; nguyên tắc bầu cử, tiêu chuẩn đại biểu, quyền bầu cử và ứng cử của công dân; số lượng, cơ cấu đại biểu. Chú trọng giới thiệu những điểm mới của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
4. Nêu bật những thành tựu của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp qua các thời kỳ.
5. Tuyên truyền sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bầu cử (từ công tác chuẩn bị tổ chức cho đến quá trình thực hiện...). Tập trung tuyên truyền kết quả bầu cử và không khí dân chủ, đúng pháp luật trong bầu cử, nhất là ý thức tự giác thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của cử tri.
6. Tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động chào mừng cuộc bầu cử.
7. Tuyên truyền đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để kích động, gây rối, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước.
Phóng viên: Xin đ/c cho biết các hình thức và những điểm cần lưu ý trong công tác tuyên truyền bầu cử?
Đ/c Phạm Hải Đường - Ủy viên Ban thường vụ - Trưởng Ban tuyên giáo huyện ủy - Trưởng tiểu ban tuyên truyền Ủy ban Bầu cử huyện Tam Đường. Các hình thức tuyên truyền về bầu cử khá phong phú, đa dạng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hoạt động của mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên của các tổ chức đảng, đoàn thể, qua hoạt động thông tin cổ động; biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền, ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp, tranh cổ động về bầu cử….
Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, nhu cầu thông tin của xã hội ngày càng phong phú và đa dạng. Bên cạnh những phương tiện kỹ thuật hiện đại, các phương tiện thông tin truyền thống vẫn có vị trí quan trọng đáp ứng như cầu của các loại đối tượng tuyên truyền khác nhau. Kết hợp các hình thức phương pháp tuyên truyền truyền thống với các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại là giải pháp tốt nhất đưa thông tin, tuyên truyền về bầu cử đến với mọi tầng lớp nhân dân. Để thông tin, tuyên truyền về bầu cử đến với người dân hiệu quả, cần chú ý các hình thức sau: sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể; hoạt động cổ động trực quan, văn hóa, nghệ thuật; hoạt động tiếp xúc cử tri; hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên … Mỗi hình thức tuyên truyền trên đây đều có những ưu điểm và hạn chế, cần linh hoạt lựa chọn hình thức phù hợp đối tượng tuyên truyền, địa bàn, thời điểm để khai thác tối đa ưu điểm từng loại hình.
Phóng viên: Thưa đ/c, Do công tác chuẩn bị cho Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp diễn ra vào đúng thời điểm tình hình dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp và giáp Tết nguyên đán Tân Sửu năm 2021 nên việc tuyên truyền về công tác bầu cử còn hạn chế. Do đó để đẩy mạnh công tác bầu cử trong thời điểm từ nay đến ngày Bầu cử Tiểu ban tuyên truyền có những định hướng và giải pháp gì?
Đ/c Phạm Hải Đường - Ủy viên Ban thường vụ - Trưởng Ban tuyên giáo huyện ủy - Trưởng tiểu ban tuyên truyền Ủy ban Bầu cử huyện Tam Đường. Để góp phần vào thành công của cuộc bầu cử, công tác thông tin, tuyên truyền thời gian tới cần được đẩy mạnh, quyết liệt, kịp thời, rộng khắp hơn nữa; Tiểu ban tuyên truyền có những định hướng và giải pháp sau:
1. Thứ nhất về Nội dung tuyên truyền: Tiếp tục tuyên truyền về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; quyền và nghĩa vụ của người ứng cử; quyền và nghĩa vụ của cử tri; các quy định về trình tự bầu cử và thể thức bầu cử ; tuyên truyền các nội dung và diễn tiến cụ thể về công tác chuẩn bị bầu cử trên phạm vi toàn huyện ;
2. Thứ hai là Các hình thức tuyên truyền về bầu cử cần sáng tạo và linh hoạt hơn nữa: Thời gian tới chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; đẩy mạnh tuyên truyền cổ động trực quan trên các tuyến đường lớn, các khu vực trung tâm huyện, xã; các hoạt động văn hóa, văn nghệ tuyên truyền về bầu cử; tranh cổ động, khẩu hiệu, cờ. Bên cạnh đó yêu cầu về thẩm mỹ, nghệ thuật trong công tác thông tin, tuyên truyền là một việc cần thiết để góp phần tăng tính hấp dẫn, sinh động, thu hút sự quan tâm của cử tri.
3. Thứ ba là Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng bầu cử để kích động, gây rối, chia rẽ của các thế lực thù địch: Thủ đoạn quen thuộc của chúng là đưa ra những thông tin xuyên tạc về tính hợp pháp, hợp hiến của cuộc bầu cử; lợi dụng cuộc bầu cử kích động, khuấy động những vấn đề về dân chủ; lợi dụng những người chưa hiểu rõ các quy trình trong tự ứng cử để tác động có các hoạt động vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến ổn định chính trị; làm phân tâm và giảm sút niềm tin, xuất hiện tâm lý hoài nghi về tính dân chủ thực sự trong bầu cử… Những hành vi, thủ đoạn này rất nguy hiểm, nếu không được ngăn chặn và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến thành công của cuộc bầu cử.
4. Cuối cùng là Các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng chú trọng chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về bầu cử; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác tuyên truyền bầu cử:
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Hoàng Cường