Tăng thu nhập từ nghề thêu tay

Thứ tư - 28/10/2020 05:19 1.170 0
Nghề thêu tay phù hợp với sự cần cù, tỉ mỉ, khéo tay của đa số phụ nữ. Thời gian qua, nhiều chị em phụ nữ ở xã Bản Hon tranh thủ thời gian rảnh rỗi, nông nhàn nhận thêu tay để có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.
Không biết từ bao giờ phụ nữ người dân tộc đã biết may vá, thêu thùa tạo nên những bộ trang phục hoa văn sặc sỡ thể hiện nét văn hóa của dân tộc mình, trong đó chị em phụ nữ người dân tộc Lự ở xã Bản Hon cũng rất khéo tay khi tự mình dệt vải, thêu thùa, may vá từ nhỏ. Tuy nhiên những kỹ năng này chỉ dùng để thực hiện cho đời sống sinh hoạt của mình chứ chưa đem lại thu nhập. Để phát huy những kỹ năng này, dưới sự phối hợp của UBND huyện và công ty Babeeni Hải Dương đã có 10 chị em phụ nữ xã Bản Hon đã học lớp đào tạo nghề thêu. Sau khi thành thạo trở về, tranh thủ lúc nông nhàn các chị nhận hàng gia công của Công ty về thêu. Từ nghề thêu này vừa tạo công ăn việc làm cho chị em và tăng thêm thu nhập. Ông Nguyễn Văn Tưởng - Chủ tịch UBND xã Bản Hon cho rằng: Trong xã đa phần phụ nữ người dân tộc Lự đều đã biết thêu thùa, tuy nhiên chỉ phục vụ cho đời sống của gia đình. Sau khi huyện tạo điều kiện cho chị em phụ nữ đi học nghề thêu tại Công ty Babeeni thì các chị em đã có thêm việc làm lúc nông nhàn , thông qua nghề thêu này đã giúp cho chị em phụ nữ trong xã phát huy được truyền thống, tay nghề đồng thời tăng thêm thu nhập cho gia đình.

 
IMG 4906
Chị em Phụ nữ xã Bản Hon tranh thủ lúc nông nhàn thêu gia công sản phẩm cho công ty Babeeni

Lò Thị Piêm ở bản Bản Hon xã Bản Hon là một trong 10 chị em của xã đi học thêu 3 tháng tại Công ty Babeeni được gần 1 năm nay, khi thành thạo chị trở về nhận thêu các sản phẩm cho Công ty được gần 8 tháng nay, bình quân mỗi tháng tranh thủ lúc nông nhàn mình đều thêu được từ 60 đến 80 sản phẩm, nếu thời gian rồi mỗi ngày mình cũng có thể làm được từ 3 đến 4 sản phẩm tùy theo mức độ tinh sảo do yêu cầu của công ty, bình quân mỗi tháng thu nhập từ nghề thêu  được khoảng 2 triệu, từ đó đã giúp mình và gia đình có thêm nguồn thu nhập, đó là lời khẳng định của chị Piêm.
Còn đối với chị Lò Thị Hặc cũng bản Bản Hon, xã Bản Hon cùng đi học nghề thêu với chị Piêm cho biết: Từ khi học nghề về đến nay, ngoài công việc gia đình mình tranh thủ làm vào thời gian rảnh rỗi, mỗi tháng mình nhận thêu gia công cho công ty được khoảng 60 sản phẩm, bình quân thu nhập từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng, tháng nào được nhiều nhất khoảng 2,5 triệu đồng.
Theo những chị em đang thêu gia công các sản phẩm cho công ty cho biết, nghề thêu tay gia công cũng khá đơn giản, chỉ cần biết qua những mũi thêu cơ bản, có chút ít hoa tay, thực hiện chính xác theo mẫu, Mỗi sản phẩm hoàn thiện được công ty trả từ 25 - 50 ngàn đồng tùy vào độ khó của từng sản phẩm. Công việc không đòi hỏi sức lao động nặng và cũng không bị thúc ép về thời gian làm việc, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, giao hàng đúng hẹn. Sản phẩm gia công được công ty thu gom hết, tiền công cũng được thanh toán đều đặn hàng tháng, bình quân có thể kiếm từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/tháng.
Với hiệu quả thiết thực của việc thêu tay, giờ đây một số chị em phụ nữ trong xã cũng đang muốn học nghề để vừa tạo việc làm trong lúc nông nhàn, vừa có thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nâng cao tay nghề cũng như thêm một nguồn thu nhập cho gia đình.
     Hoàng Cường

Nguồn tin:    Hoàng Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down