Tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thứ ba - 31/12/2024 20:55 30 0
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn không chỉ là giải pháp nâng cao kiến thức, kỹ năng lao động mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở miền núi. Những lớp học nghề như trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và một số nghề phi nông nghiệp do Trung tâm GDNN - GDTX huyện mở tại các thôn bản trên địa bàn huyện đã và đang mang lại những biến chuyển tích cực, mở ra cơ hội mới cho người dân trong phát triển kinh tế - xóa đói giảm nghèo hiệu quả và bền vững hơn.
Mặc dù gia đình thường chăn nuôi lợn, nhưng do chưa được nắm bắt được kỹ thuật nên đàn lợn của gia đình anh Tao Văn Phắt ở bản Đông Pao 1 - xã Bản Hon chậm lớn. Tuy nhiên, sau khi được học lớp nghề chăn nuôi do Trung tâm GDNN - GDTX huyện tổ chức anh đã biết được nhiểu kiến thức, kỹ thuật trong xây dựng chuồng trại, chọn giống và chăm sóc lợn. Những kiến thức này không chỉ giúp anh tự tin hơn trong nuôi lợn mà còn tạo tiền đề đẻ gia đình anh phát triển kinh tế. Anh Phắt nói: Trước đây gia đình tôi cũng đã chăn nuôi lợn nhưng không biết cách chăm sóc lợn theo đúng kỹ thuật và không biết cách phối trộn thức ăn cân đối nên đàn lợn của gia đình phát triển chậm. Nay được học lớp nghề chăn nuôi lợn này đã giúp tôi biết nhiều về cách chăm sóc đàn lợn, nhất là đối với từng loại như lợn giống, lợn nái, lợn thịt từ đó tôi sẽ về áp dụng vào chăn nuôi lợn của gia đình để giúp đàn lợn của gia đình phát triển nhanh hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.
IMG 1726
Các học viên lớp đào tạo nghề chăn nuôi ở bản Đông Pao 1 trong giờ học lý thuyết.
 
Mặc dù là nữ nhưng em Vàng Thị Lam ở bản Chu Va 8 - xã Sơn Bình vẫn đăng ký theo học lớp nghề sửa chữa điện dân dụng, bởi vì em nghĩ không phải chỉ đàn ông con trai mới học được nghề kỹ thuật, đặc biệt em có đam mê với nghề, từ đó em quyết tâm theo học để tìm hiểu nghề cũng như kỹ năng trong sửa chữa điện dân dụng, đồng thời hi vọng  có thể phát triển nghề và tạo dựng được thu nhập ổn định từ công việc này. Em Lam chia sẻ: Em đi học lớp nghề điện gia dụng này bởi mình thích và đam mê và sau này sẽ phụ giúp được gia đình và sau này sẽ giúp mình tìm được một công việc ổn định, đồng thời giúp được cho nhiều người. Mọi người thường bảo đàn ông, con trai mói học những nghề kỹ thật, nhưng em nghĩ con gái cũng có thể học được. Em hi vọng học xong lớp nghề này em sẽ tìm được việc lắp đặt, sửa chữa các đồ điện gia dụng ở các công trình xây dựng để có được thu nhập.
Các học viên lớp đào tạo nghề chăn nuôi ở bản Đông Pao 1 trong giờ học lý thuyết.

Còn đối với anh Trần Văn Quyền ở bản Thèn Thầu - xã Bình Lư trước đây chỉ biết làm nông nghiệp vừa vất vả, thu nhập lại không đáng là bao,. Khi Trung tâm GDNN - GDTX huyện mở lớp dạy nghề điện dân dụng anh thấy đây là cơ hội để tìm hiểu về nghề và mở ra hướng nghề nghiệp mới ổn định cũng như tăng thêm thu nhập cho gia đình. Từ lớp học đã trang bị cho anh những kiến thức cơ bản về lắp đặt và sửa chữa hệ thống điện cũng như sửa chữa các đồ diện dân dụng. Sau hơn 2 tháng học tập anh đã hiểu rõ về nguyên lý hoạt động cũng như sửa chữa thành thạo một số đồ điện dân dụng. Anh Quyền nói: Qua lớp dạy nghề tôi đã học tập và tiếp thu được nhiều kiến thức, nếu như hệ thống điện của gia đình mình nếu có hư hỏng sẽ tự đấu, nối được, sửa chữa được đồ dùng điện trong gia đình. Ngoài ra khi có chứng chỉ nghề điện này thì sau này khi đi tìm việc làm mình dễ hơn và có thêm cơ hội để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Cán bộ Trung tâm GDNN - GDTX huyện chi trả chế độ và cấp chứng chỉ cho học viên hoàn thành lớp đào tạo nghề.
 
Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng chất lượng, hiệu quả, đáp ứng sự chuyển dịch sản xuất từ năng suất thấp lên năng suất cao, thời gian qua Trung tâm GDNN - GDTX huyện đã tập chung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, từng bước đa dạng hóa ngành nghề đào tạo; đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề theo hướng thiết thực, gắn với nhu cầu thực tế của xã hội và người học. Đổi mới phương thức đào tạo, đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng. Qua đó nhận thức của người lao động về đào tạo nghề đã có chuyển biến tích cực. Người dân đã ý thức được việc học nghề để tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Bình quân hàng năm Trung tâm GDNN - GDTX huyện mở từ 17 - 20 lớp đào tạo nghề cho 510 đến 600 hoc viên là lao động nông thôn, chủ yếu là nghề trồng trọt, chăn nuôi và một số nghề phi nông nghiệp để tạo điều kiện cho lao động nông thôn nâng cao kiến thức, kỹ năng, chuyển đổi nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội. Bà Hoàng Thị Thảo - PGĐ Trung tâm GDNN - GDTX huyện cho biết: Trên cơ sở nhu cầu dạy nghề của Nhân dân, Trung tâm GDNN - GDTX huyện cũng biên soạn, chỉnh sửa giáo trình phù hợp đối với từng ngành, nghề của chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tập chung đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên để cập nhật kiến thức mới đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập của lao động. Qua các bài kiểm tra, sát hạch, cầm tay, chỉ việc chúng tôi đánh giá cơ bản học viên của các lớp đào tạo nghề đều đạt yêu cầu. Ngoài các lớp đào tạo nghề nông nghiệp chúng tôi cũng mở thêm lớp nghề phi nông nghiệp được đông đảo học viên tham gia học từ đó giúp chúng tôi mở rộng thêm các ngành nghề phi nông nghiệp. Qua các lớp đào tạo nghề đã giúp học viên vận dụng vào sản xuất, chăn nuôi và sửa chữa các thiết bị điện dân dụng trong gia đình cũng như tạo thêm việc làm, thu nhập cho lao động nông thôn, cải thiện đời sống cho Nhân dân nhất đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Hoàn thành lớp đào tạo nghề các học viên đều được cấp chứng chỉ
 
Với những nỗ lực và tập trung vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Trung tâm GDNN - GDTX huyện đã và đang góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Hoàng Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down