Huyện Tam Đường vừa được UBND tỉnh Lai Châu đánh giá là địa phương đứng đầu trong các sở, ngành và địa phương trong chỉ số đánh giá năng lực việc thu hút các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn năm 2021. Kết quả này là cơ sở để huyện tiếp tục cải thiện chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. Để nắm rõ hơn về vấn đề này Phóng viên Trung tâm VHTT&TT huyện có cuộc trao đổi với đ/c Sùng Lử Páo - Chủ tịch UBND huyện.
Phóng viên: Trước tiên xin cảm ơn đ/c đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Phóng viên Trung tâm VHTT&TT huyện.
Thưa đ/c, mặc dù trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhưng Tam Đường vẫn được tỉnh đánh giá là đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI cấp sở, ngành, địa phương năm 2021. Xin đ/c cho biết làm thế nào Tam Đường đạt được kết quả này? Đồng chí Sùng Lử Páo - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Tam Đường
Đồng chí Sùng Lử Páo - Chủ tịch UBND huyện: Mặc dù, trong năm 2021, chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh Covid-19, nhưng dưới sự chỉ đạo của UBND huyện và sự nỗ lực của các ban ngành từ huyện đến các xã, thị trấn, huyện Tam Đường đã được UBND tỉnh đánh giá là đơn vị dẫn đầu so với 8 huyện, thành phố trong toàn tỉnh về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở ngành và địa phương năm 2021, với số điểm đạt được 82,23 điểm. Kết quả này cũng phản ánh được sự cố gắng không ngừng của huyện trong việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh trong những năm qua. Đồng thời, đánh giá được sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực cải cách hành chính của các cơ quan chính quyền huyện, chất lượng điều hành, quản lý kinh tế, tinh thần, thái độ, trách nhiệm phục vụ, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào địa bàn đảm bảo sự phát triển của huyện.
Để có được kết quả đó, hàng năm UBND huyện đã ban hành Kế hoạch về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn huyện, song song với đó là đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ, dân chủ, hiện đại, kỷ cương, công khai và minh bạch; xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước từ huyện đến cơ sở tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị cấp huyện với UBND các xã, thị trấn; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm.
Cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính và áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ, trao đổi văn bản trên môi trường mạng; số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nâng cao tính công khai, minh bạch, cạnh tranh, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Tập chung rà soát, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức các cơ quan, đơn vị, giảm đầu mối trung gian, tránh tình trạng trùng lặp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Tăng cường phân cấp, phân quyền hợp lý giữa huyện và xã, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn với quyền hạn và trách nhiệm; khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định.
Phóng viên: Mặc dù là địa phương đứng đầu về chỉ số DDCI, nhưng so với 1 số địa phương khác Tam Đường cũng chưa thực sự gọi là nổi bật. Vậy để tiếp tục nâng cao các chỉ số này trong những năm tiếp theo, trước mắt là trong năm 2022, Tam Đường sẽ có những giải pháp cụ thể nào?. Đồng chí Sùng Lử Páo - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Tam Đường
Đồng chí Sùng Lử Páo - Chủ tịch UBND huyện: Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở ngành được đánh giá trên nhiều lĩnh vực, do đó để tiếp tục nâng cao chỉ số này tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn huyện chúng tôi tập chung vào các giải pháp sau:
1. Niêm yết công khai các bộ TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện và tại các phòng ban liên quan để các tổ chức, cá nhân nắm bắt thông tin một cách chính xác, công khai, minh bạch theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trên các lĩnh vực theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đúng trình tự thủ tục và thời gian theo quy định hiện hành, không để xảy ra tình trạng quá hạn và gây phiền hà cho doanh nghiệp, nhân dân. Tăng cường phát huy hiệu quả của chính quyền điện tử theo quy định của Chính phủ.
3. Tăng cường cải cách hành chính: Thực hiện mô hình “một cửa” trong cơ quan hành chính các cấp; tăng cường công tác kiểm tra, phát huy dân chủ cơ sở; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hệ thống chính trị các cấp.
4. Chủ động rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, tiếp tục tạo điều kiện tối đa cho việc phát triển kinh tế cá nhân, tập thể, đặc biệt là trong các lĩnh vực như: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Cấp phép xây dụng; Cấp phép kinh doanh… tiếp tục rà soát kiến nghị bãi bỏ một số khoản phí, lệ phí không còn hợp lý; Tăng cường giải quyết các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, giảm thời gian đi lại, chi phí cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.
5. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các ban, ngành, địa phương trong việc giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Có lộ trình ưu tiên tháo gỡ các vướng mắc của doanh nghiệp tồn đọng, kéo dài và tránh để tình trạng kéo dài qua nhiều cuộc đối thoại mà vẫn chưa giải quyết được, làm mất lòng tin của doanh nghiệp đối với việc thực thi công vụ của chính quyền. Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế của các ban, ngành huyện và các xã, thị trấn trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của huyện.
Phóng viên: Thưa đ/c! Để xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ, đồng hành cùng doanh nghiệp, trong thời gian tới Tam Đường sẽ có những cơ chế nào nhất là việc cải cách hành chính để tiếp tục thu hút các đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vào đầu tư giúp Tam Đường tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu toàn tỉnh về chỉ số năng lực cạnh tranh? Đồng chí Sùng Lử Páo - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Tam Đường
Đồng chí Sùng Lử Páo - Chủ tịch UBND huyện: Để tiếp tục thu hút các đơn vị, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp vào đầu tư, đồng thời đồng hành cùng các doanh nghiệp trong thời gian tới chúng tôi xác định.
1. Cải thiện môi trường kinh doanh, năng cao năng lực cạnh tranh của huyện thông qua các hoạt động như: Tổ chức các hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư đã và đang hoặc có ý định đầu tư trên địa bàn nhằm kịp thời nắm bắt tình hình, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và động viên, khuyến khích các nhà đầu tư.
2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về tiềm năng, lợi thế, chính sách ưu đãi để người dân và doanh nghiệp biết, cập nhật thông tin, phục vụ cho đầu tư và triển khai dự án trên địa bàn huyện.
3. Thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19, theo quy định của Chính phủ và các quy định khác có liên quan. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân nộp thuế thực hiện kịp thời các thủ tục để được hưởng chính sách gia hạn về thuế và tiền thuê đất theo quy định. Đẩy mạnh tiến độ xử lý hồ sơ hoàn thuế đúng đối tượng, theo đúng chính sách pháp luật để người nộp thuế có thêm nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục rà soát, giảm các loại phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
4. Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả cải cách thủ tục hành chính; rà soát, bãi bỏ rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; đổi mới lề lối phương thức và thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức theo hướng hỗ trợ và phục vụ doanh nghiệp, công khai, minh bạch, tăng cường kỷ luật, kỷ cương.
5. Thực hiện tốt việc phát triển Chính quyền điện tử bảo đảm gắn chặt với cải cách hành chính; triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và thiết bị di động để thuận tiện cho cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước bảo đảm dữ liệu được thu thập một lần.
6. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, công tác xử lý vi phạm hành chính, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Triển khai có hiệu quả Luật Phòng chống tham nhũng; phối hợp với các Sở, ngành tham mưu xây dựng các chính sách đặc thù của địa phương, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân.
Phóng viên: Xin được cảm ơn đồng chí! Hoàng Cường