Người giữ tiềng khèn Mông

Thứ năm - 05/02/2015 21:32 2.566 0
Đối với ông Giàng A Nhà 64 tuổi, ở bản sin câu, xã Thèn Sin thì cây khèn không chỉ thuần tuý là một loại nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mông. Mà với ông, khèn còn là vật tri kỷ đồng hành cùng ông trải qua biết bao vui buồn trong cuộc sống. Đã trải qua hơn nửa đời người, ông vẫn luôn dành một tình yêu đặc biệt cho cây khèn mông và canh cánh trong lòng trách truyền nghề và giữ nghề làm khèn để tiếng khèn Mông được ngân vang đến ngàn đời sau.
          Một ngày giá rét đầu năm mới, chúng tôi tìm bản Sin câu để thăm gia đình ông Giàng A Nhà – 1 trong số rất ít những i nghệ nhân ở Lai Châu còn lưu giữ việc chế tạo chiếc khèn Mông. Ông tâm sự: Từ thuở ấu thơ, được nhìn cha tỉ mỉ từng chi tiết để chế tạo khèn và đặc biệt là được nghe tiếng khèn réo rắt mỗi dịp tết hay lễ hội nên tình yêu đối với loại nhạc cụ này cũng theo ông lớn dần qua năm tháng. Ông vẫn nhớ như in niềm vui háo hức của một chàng trai mới chỉ 14 tuổi được cha truyền dậy cho cách thổi và làm Khèn. Bởi vậy nên với ông, chiếc Khèn không chỉ là một loại nhạc cụ, mà nó còn là vật tri kỷ đồng hành cùng ông trải qua biết bao vui buồn trong cuộc sống. “ Không nhớ rõ bí quyết làm khèn được truyền dạy trong dòng họ mình tự bao giờ, chỉ biết rằng, từ đời cụ, đời bố ông rồi đến ông là đời thứ 3 nắm giữ bí quyết này. Chiếc khèn và tiếng khèn Mông là linh hồn của người Mông mình, bởi vậy nên mình phải quyết tâm giữ gìn và truyền lại cho con cháu đời sau nữa “ ông Nhà tâm sự
       Gần 50 năm làm khèn, ông Nhà không thể nhớ mình đã làm ra được bao nhiêu cây khèn. “Tiếng lành đồn xa”, nhiều người Mông ở các huyện trong tỉnh, thậm chí ngoài tỉnh như Yên Bái, Lào Cai và nhiều vùng khác cũng tìm sang mua. Anh Hàng A Su – một người mua khèn ở Hoang Thèn – Phong thổ cho biết: “ nghe nhiều người giới thiệu về cây khèn của bác Nhà, năm ngoái mình cùng một số người bạn ở Than uyên sang tìm bác Nhà để mua khèn, mình rất ưng ý , âm thanh của khèn do bác Nhà làm rất đặc biệt, các nốt trầm, bổng đều rất đi vào lòng người, hình dáng thì rất đẹp, mình cũng muốn học làm khèn nên hôm nay đến đây để tìm bác Nhà để học…”



Ông Nhà giới thiệu cách chế tạo khèn cho con cháu trong bản
 
         Ông Nhà cho biết, một cây khèn Mông gồm có 5 ống tre con và 1 ống cả dùng để ghép nối các ống con. Ống khèn cả được làm bằng gỗ pơ-mu tiện nhẵn mặt ngoài và đục rỗng ruột bên trong, dùng mũi dao nhọn khoét các lỗ để ghép 5 ống con vào tạo thành hình dáng của khèn. “ Quan trọng nhất trong cây khèn là chiếc lam đồng nằm bên trong các ống khèn. Nó được làm từ đồng vàng, đồng đỏ và bạc trắng trộn vào nhau theo tỷ lệ thích hợp rồi nung chảy đổ ra khuôn, sau đó lấy búa tán mỏng và mang ra cắt, sau đó lắp vào các ống khèn, mỗi ống nhỏ một miếng đồng, riêng ống to có 2 miếng. Khi ghép nối các ống khèn con với ống khèn cả phải khít vào nhau, không để không khí lọt vào trong, như thế âm thanh của tiếng khèn mới đảm bảo độ vang được” ông Nhà giới thiệu thêm. Sau khi ghép nối xong, thân khèn được buộc lại bằng vỏ cây đào rừng cho chắc và cũng là vật để trang trí cho chiếc Khèn thêm đẹp. Có tận mắt chứng kiến từng thao tác tỉ mỉ, chứng kiến cách ông nâng niu chiếc khèn đang dần hoàn thiện, mới thực sự cảm nhận được tình yêu mà ông dành cho loại nhạc cụ truyền thống này. Giờ đây, khi đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, đôi bàn tay đã không còn nhanh nhạy, đôi mắt không còn tinh tường nhưng ngọn lửa của sự đam mê với Khèn Mông vẫn “ cháy” trong tâm hồn ông. Ông luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình và đau đáu 1 nỗi niềm - đó là truyền dạy cho con cháu đời sau biết biết cách thổi khèn, làm khèn để tiếng khèn mông sẽ được vang mãi trong đời sống của người Mông ngàn đời sau ./.

Tác giả: Trọng hoản - Yến Thanh

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://tamduong.laichau.gov.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down