Giang Ma đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo từ phát triển nông nghiệp

Chủ nhật - 09/06/2024 23:56 464 0
Những năm qua, nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, người dân xã Giang Ma đã xây dựng được các mô hình phát triển kinh tế, mang lại thu nhập cao. Từ đó, nhiều nông dân trên địa bàn xã vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.
IMG 6520
Gia đình anh Giàng Páo Giang đang chăm sóc diện tích cây khoai sọ.
Những năm trước đây, gia đình Anh Giàng Páo Giang bản Giang Ma chỉ trồng lúa, trồng ngô nên năng suất thấp, kinh tế gia đình khó khăn. Được cấp uỷ, chính quyền xã tuyên truyền, vận động phát triển kinh tế, gia đình anh mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Với gần 10ha, gia đình anh trồng đa dạng các loại cây trồng như: cây ăn quả ôn đới, lúa, ngô, sắn, dong riềng, khoai sọ, những diện tích đất nhỏ hẹp và địa thế không trồng và chăm sóc được cây nông nghiệp gia đình anh trồng cỏ voi phục vụ chăn nuôi. Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm đã giúp gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định, trừ các loại chi phí cho thu lãi trên 100 triệu đồng mỗi năm. Anh Giang chia sẻ: Để phục vụ nhu cầu của gia đình chủ yếu là trồng lúa, trồng ngô để chăn nuôi lợn gà, còn mình trồng dong giềng để bán ra thị trưởng, hiệu quả kinh tế cũng cao hơn trồng lúa. Còn đối với cây khoai sọ cũng đem lại giá trị cao, cây phát triển rất tốt, đặc biệt không mất công nhiều như cây lúa.
IMG 5609
Người dân bản Sử Thàng đang thu hoạch đào chín sớm.
Gia đình anh Lù A Gôn ở bản Tả Cu Tỷ cũng là hộ gia đình có kinh tế phát triển nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Với diện tích đất nông nghiệp rộng, màu mỡ, anh Gôn quyết định phát triển nhiều loại cây trồng để có thêm thu nhập, nhận thấy các xã lân cận như Hồ Thầu, Bình Lư trồng dong riềng mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Gôn mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang trồng 1ha dong riềng. Năm 2023, anh Gôn thu được gần 70 tấn củ, trừ các khoản chi phí cho thu lãi trên 150 triệu đồng. Ngoài ra, còn trồng 3.000m2 khoai sọ, thu lãi gần 35 triệu đồng, năm nay anh đã mở rộng diện tích lên 4.000m2. Anh Gôn nói: Gia đình tôi trồng khoai sọ đã được mấy năm nay, tôi thấy trồng cây này chủ yếu là làm cỏ, vun gốc, ít sâu bệnh, năng xuất cao, giá cao hơn lúa. Chăm sóc cũng dễ hơn cây lúa mà giá trị cao hơn cây lúa nên mình trồng Khoai sọ để tăng thu nhập cho gia đình.
IMG 6487
Cây ăn quả ôn đới đã giúp nhiều hộ gia đình có thu nhập ổn định.
Giang Ma là xã vùng cao của huyện Tam Đường, để giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, cấp uỷ, chính quyền xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung phát triển nông nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Lê, đào chín sớm, dong riềng, bí xanh... Đồng thời, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Thường xuyên cử nông dân tham quan, học hỏi những mô hình mới, cách làm hay ở các địa phương trong huyện, trong tỉnh để áp dụng vào sản xuất tại gia đình mình. Hiện nay, xã Giang Ma có trên 120 ha cây ăn quả ôn đới, hơn 48 ha dong riềng, hơn 4 ha khoai sọ. Đặc biệt, những năm trở lại đây, xã duy trì mô hình trồng bí xanh với diện tích 4 ha tại cánh đồng các bản Mào Phô, Giang Ma, Phìn Chải, sản lượng thu hoạch đạt 250 tấn. Trao đổi với chúng tôi ông Hoàng Văn Phưởng - Chủ tịch UBND xã Giang Ma cho biết: Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập cho người dân, chúng tôi đã tuyên truyền đến bà con Nhân dân chuyển đổi sang các cây trồng có hiệu quả cao như các loại cây ăn quả ôn đới, trong đó tập chung vào các loại cây như: Cây Lê, Đào, Mận, Hồng… nói chung những loại cây ăn quả này đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Bên cạnh đó, xã cũng duy trì hơn 4 ha bí xanh, cũng có hiệu quả. Thời gian tới xã cũng sẽ vận động người dân chuyên đổi một số diện tích cây đào kém hiệu quả sang giống cây khác.
IMG 5617
Ngoài các loại cây ăn quả ôn đới, Giang Ma vẫn tuyên truyền, vận động Nhân dân duy trì các diện tích trồng Bí xanh.
Nhờ tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tính đến hết năm 2023, bình quân thu nhập của xã đạt 42 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn gần 20,3%. Chuyển đổi cây trồng theo hướng tích cực, người dân đã có nguồn thu nhập cao, vươn lên làm giàu chính đáng trên chính đồng đất quê hương.
 Hoàng Cường

Tác giả: Trang TTĐT Quản trị

Nguồn tin:  Hoàng Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down