Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Sơn Bình

Thứ ba - 23/03/2021 22:34 658 0
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời chuyển đổi những diện tích đất kém hiệu quả sang một số cây trồng có giá trị kinh tế cao giúp người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập. Hướng đi này đã góp phần gia tăng giá trị canh tác và mang lại hiệu quả cho người nông dân của xã Sơn Bình.
Những năm trước đây, trên mảnh ruộng khoảng 4.000 m2 của gia đình anh Hạng A Tình ở bản Huổi Ke chỉ trồng lúa 1 vụ, mỗi năm thu hoạch chỉ được hơn 20 bao thóc, thu nhập không đáng là bao. Tuy nhiên, khi xã vận động chuyển đổi sang trồng dong và thấy một số hộ dân có thu nhập cao từ dong giềng nên anh Tình quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích sang trồng dong. Chia sẻ với chúng tôi anh Tình phấn khởi nói: Những năm trước khi chưa chuyển đổi cây trồng, cuộc sống của gia đình mình khó khăn, đến nay sau vụ thu hoạch dong đầu tiên, gia đình vui lắm vì năng xuất dong cao hơn hẳn so với trồng lúa, giá dong cũng cao, thu nhập từ cây dong giềng cao hơn so với trồng ngô, trồng lúa, sau này gia đình mình sẽ tiếp tục trồng dong để nâng cao thu nhập cho gia đình.
Còn đối với gia đình anh Vàng Văn Hoa ở bản Tân Hợp có 7.000m2 đất trồng lúa 1 vụ, hàng năm vất vả nhưng chỉ đủ cho mấy miệng ăn, ngoài ra anh còn phải làm thêm các nghề khác để kiếm sống, nhưng cũng không tích cóp được bao nhiêu. Đầu năm 2020, được xã vận động chuyển đổi sang trồng mía đặc biệt có đơn vị liên kết hỗ trợ giống, bao tiêu sản phẩm nên anh và nhiều hộ dân trong bản nhất trí chuyển đổi sang trồng mía với hi vọng cây mía sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho. Phấn khởi khi năng xuất mía cao và với giá bình quân từ 800 đến 1.000 kg, anh Hoa vui vẻ nói: Những năm trước gia đình mình trồng lúa với 7.000m này chỉ thu được hơn 3 tấn thóc, thu nhập được khoảng hơn 20 triệu, nhưng nay cũng diện tích này mình thu được gần 60 tấn, theo ước tính ban đầu của mình thì cũng được hơn 50 triệu, mình thấy trồng mía cao hơn 2 lần so với trồng lúa, do vậy những năm sau mình vẫn sẽ tiếp tục trồng mía.
 
IMG 0573
Nhân dân bản Tân Hợp phấn khởi thu hoạch cây Mía đường.

Theo báo cáo của UBND xã Sơn Bình cho biết: Những năm trước đời sống của nhân dân trên địa bàn xã còn gặp rất nhiều khó khăn bởi chỉ trông chờ vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ… người dân không có nguồn thu nhập ổn định nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao. Trước tình hình đó, Đảng ủy, chính quyền xã đã tổ chức đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của Nhà nước đã quyết định đầu tư, hỗ trợ nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác của người dân. Nếu như trước đây Sơn Bình chỉ có vài ha dong giềng, một số ít diện tích mía trồng lẻ tẻ của người dân thì sau 3 năm thực hiện chuyển đổi, đến nay toàn xã có 29 ha dong, gần 10 ha mía và gần 74,5 ha chè… Từ việc chuyển đổi này hàng năm đã đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người nông dân.
Trao đổi với chúng tôi ông Phạm Văn Định - Chủ tịch UBND xã Sơn Bình cho biết: Do tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao, với mục tiêu giảm nghèo bền vững và giúp người dân nâng cao thu nhập, chúng tôi đã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay, sau khoảng 3 năm nhân dân trên địa bàn xã đã chuyển đổi trên 57 ha diện tích kém hiệu quả sang trồng những cây có giá trị cao như cây mía, dong giềng và mở rộng diện tích chè, từ đó đã góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân trong xã.
Với hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã giúp nâng bình quân thu nhập cho người nông dân từ 24 triệu đồng năm 2018 lên 28 triệu/người năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của xã cũng giảm từ 4 - 5%, đến nay chỉ còn 26,85%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm xuống còn 3,91%.
                                                                                     Hoàng Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down