Tuyên truyền bệnh phong

Thứ năm - 29/09/2016 05:40 2.549 0
(Hiện nay trên toàn huyện có 5 BN Nà Hum - Bình Lư 01BN, Xin Chải- Bản Giang 01BN, Lở Thàng I- Thèn – Sin 01Bn, Pho Lao Chải –Tả Lèng 02BN) Bệnh Phong-
(Hiện nay trên toàn huyện có 5 BN Nà Hum - Bình Lư 01BN, Xin Chải- Bản Giang 01BN, Lở Thàng I- Thèn – Sin 01Bn, Pho Lao Chải –Tả Lèng 02BN)
Bệnh Phong-
I. Căn nguyên và cách lây truyền:
- Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng kéo dài  không gây chết người do vi khuẩn hansen gây lên.
- Bệnh ít lây và khó lây ( thời gian nhân đôi dài 12-13 ngày, thời gian ủ bệnh dài 2-3 năm, thuốc đặc trị cắt đứt nguồn lây nhanh chóng, bệnh nhân thể nhiều khuẩn mới có khả năng lây, sức đề kháng của trực khuẩn phong yếu)
- Đường lây: lây trực tiếp nhưng đòi hỏi phải tiếp xúc lâu dài mới có khả năng lây bệnh.
- Nguồn lây: Bệnh nhân nhiều vi khuẩn mới có khả năng lây bệnh
- Trực khuẩn vào cơ thể qua da và niêm mạc bị xây xát.
II. Triệu chứng bệnh phong
          - Thương tổn da kèm theo mất cảm giác tùy theo thể bệnh các thương tổn da có thể là dát đỏ, trắng, mảng thâm nhiễm, u cục
          - Tổn thương dây thần kinh ngoại biên: dây thần kinh bị viêm, sưng to đau gây mất cảm giác cả vùng da, kèm theo yếu cơ, liệt, teo cơ.
          - Tìm thấy trực khuẩn phong tại thương tổn da hoặc thần kinh.
          (Một người được coi là mắc bệnh phong khi được xác định là có ít nhất một trong ba dấu hiệu chính đã nêu ở trên)
III. Phân loại nhóm bệnh phong để đa hóa trị liệu
1. Nhóm ít vi khuẩn: PB (Paucibacillary)
          - Có từ 1-5 tổn thương da, mất cảm giác.
          - Không có hay chỉ có 1 dây thần kinh bị thương tổn.
          - Không tìm thấy trực khuẩn phong tại các tổ thương (BI=0).
          - Thời gian điều trị bằng đa hóa trị liệu (ĐHTL): 06 tháng.
          - Thời gian giám sát sau ĐHTL: 03 năm.
2. Nhóm nhiều vi khuẩn: MB (Multibacillary)
          - Có trên 5 tổ thương da.
          - Có trên 1 đây thần kinh bị tổn thương, hoặc:
          + Tìm thấy trực khuẩn phong tại tổn thương (BI+)
          - Thời gian điều trị bằng ĐHTL: 12 tháng.
          - Thời gian giám sát sau ĐHTL: 05 năm.
IV. Các biện pháp phòng ngừa tàn tật.
          - Phát hiện sớm và đa hóa trị liệu( ĐHTL) ngay.
          - Nhận biết những dấu hiệu và triệu chứng của cơn phản ứng phong có ảnh hưởng đến thần kinh và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
          - Ngăn ngừa và xử lý kịp thời các tổn thương ở mắt, chăm sóc bàn tay, bàn chân mất cảm giác.
          - Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
VI. Hướng dẫn phòng tránh, chăm sóc tàn tật.
1. Mắt:
          - Thường xuyên rửa mặt bằng khăn sạch, nước sạch.
          - Tập chớp mắt 1 - 2 lần, mỗi lần khoảng 20 chớp.
          - Nếu mắt bị khô phải tra thuốc mỡ vào mắt.
          - Khi đi ra ngoài phải đeo kính râm, đội nón, mũ rộng vành.
          - Mắt hở mi: Khi nằm ngủ phải dùng vải sạch che mắt.
          - Thường xuyên soi gương, kiểm tra xem có bụi hoặc dị vật rơi vào mắt không ?
          - Khi thấy có dấu hiệu bất thường: Viêm nhiễm, mắt đỏ, sưng nề, đau nhức mắt phải đi khám và điều trị kịp thời.
2. Tay:
                   + Không để da nứt nẻ.
                   + Không coi thường bệnh tật.
                   + Không đưa tay gần lửa.
                   + Ngâm rửa tay hàng ngày bằng nước sạch.
                   + Xoa dầu thực vật lên vùng da khô, nứt nẻ hàng ngày, xoa bóp cổ tay, bàn tay, ngón tay.
                   + Tự mình kiểm tra hàng ngày, nếu có thương tích thì phải chăm sóc, điều trị.
                   + Sử dụng các vật có tay nắm được bọc để tránh bỏng, tránh thương tích.
          - Khi bàn tay bị viêm nhiễm cấp tính:
                   + Rửa tay bằng nước sạch (Nacl 0,9%)
                   + Chấm dung dịch sát khuẩn như Millian, Castellani, Povidine,...
          - Chai tay:
                   + Ngâm bàn tay vào nước sạch, dùng đá ráp tù đầu mài bề mặt chai tay.
                   + Xoa bóp bằng dầu thực vật hoặc bôi mỡ làm mềm da: Mỡ Salicilic 5% bôi 2 -3 lần/ngày.
3. Chân
                   + Không đi chân đất (cấp dép)
                   + Không để da nứt nẻ.
                   + Ngâm nước sạch (sau khi làm việc)
                   + Xoa dầu thực vật lên da khô, nứt nẻ hàng ngày.
                   + Tự kiểm tra xem bàn chân có thương tích, dị vật (đinh, gai, mảnh thủy tinh,...)
                   + Đi giầy, dép thích hợp.
          - Khi bị chai chân: Ngâm, mài vùng da dầy.
          - Khi có bọng nước do bỏng, cọ xát, đè nén,...Xử trí:
                   +Rửa bằng nước sạch, băng bằng vải sạch.
                   + Nghỉ ngơi, không đi xuống đất, có thể đi bằng nạng.
                   + Kê cao chân khi ngủ.
                   + Khi bọng nước vỡ bôi thuốc sát trùng.
* Ổ loét (loét lỗ đáo)
- Loét lỗ đáo không viêm xương:
                   - Rửa sạch, cắt lọc hết tổ chức hoại tử.
                   - Bôi sát khuẩn băng vết thương, có thể cố định bằng nẹp bột.
                   - Thay băng hàng ngày, BN nghỉ ngơi đến khi vết thương liền.
- Loét lỗ đáo có viêm xương:
          + Triệu chứng:
                   .Dịch ổ loét hôi.
                   .Bàn chân phù nề.
                   .Bờ ổ loét nham nhở, đáy bẩn, thăm dò có dấu hiệu chạm xương.
                   .Xquang có hình ảnh viêm tiêu xương.
          + Điều trị: Chuyên khoa da liễu hội chẩn và điều trị ngoại khoa./.
 
 
Những điều cần biết về bệnh phong
- Bệnh phong là bệnh lây truyền do vi trùng, không phải là bệnh di truyền
- Dấu hiệu sớm của bệnh:
  + Trên người có đám da thay đổi màu sắc.
  + Châm kim không biết đau. Gần lửa không biết nóng
- Bệnh phong là bệnh lây và ít lây.
  + Bệnh phong được điều trị tại nhà, không cần cách ly
  + Người mắc bệnh phong khi điều trị không phải trả tiền thuốc.
- Bệnh phong được điều trị khỏi hoàn toàn.
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không bị tàn tật
 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BỆNH PHONG DÀNH CHO CÁN BỘ Y TẾ, CÁN BỘ XÃ, GIÁO VIÊN, HỌC SINH VÀ NHÂN DÂN
 
STT Nội dung Đúng Sai
1 Bệnh phong là bệnh lây, nhưng ít lây.    
2 Dấu hiệu sớm của bệnh là đám da thay đổi mầu sắc,giảm hoặc mất cảm giác đau, nóng, lạnh.    
3 Bệnh chữa khỏi và được điều trị tại nhà.    
4 Không phân biệt đối xử, không kỳ thị với người bệnh phong và gia đình họ.    
5  Con cái người bệnh được đi học, làm việc bình thường.    
 
Ghi chú: Các xã tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế và đánh giá nhận thức theo tài liệu và câu hỏi trên.
                                                          TRUNG TÂM Y TẾ

Tải về
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://tamduong.laichau.gov.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down