Nà Tăm tập chung giàm nghèo bền vững

Thứ năm - 19/09/2024 03:18 101 0
Nhờ lợi thế nằm 2 bên dòng Nậm Mu, xã Nà Tăm đã và đang tận dụng lợi thế này phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, xã linh hoạt lồng ghép các dự án, chương trình giảm nghèo và tận dụng tối đa các nguồn lực của Trung ương, tỉnh, huyện đầu tư có hiệu quả, đồng thời tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp người dân từng bước nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, diện mạo của Nà Tăm đang từng ngày thay da đổi thịtc vùng nông thôn nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; từng bước nâng cao đời sống người dân.
IMG 5623
Ngoài vận động Nhân dân trồng chè, Nà Tăm còn thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc chè cho Nhân dân.
Xã Nà Tăm có 8 bản, 728 hộ, trên 3.800 nhân khẩu, gần 100% dân tộc Lào, đời sống của Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo vẫn còn cao. Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên Cấp ủy, chính quyền xã đã quan tâm lãnh chỉ đạo sát sao, thường xuyên và đạt nhiều kết quả tích cực. Để công tác giảm nghèo bền vững và hiệu quả, Nà Tăm đã xây dựng kế hoạch thoát nghèo hàng năm, theo từng giai đoạn, giao chỉ tiêu phát triển kinh tế đặc biệt là giao chỉ tiêu giảm nghèo đến từng bản; đồng thời thực hiện lồng ghép nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho hộ nghèo của Nhà nước. Bên cạnh đó, Nà Tăm cũng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, thâm canh tăng vụ; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn cây, con giống và mô hình sản xuất thích hợp để tăng năng suất, sản lượng, thu nhập. Ngoài đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, Nà Tăm còn tập trung hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo bằng nhiều hình thức như: Tiếp cận các nguồn vốn vay của Ngân hàng Agribank, Ngân hàng CSXH huyện để giúp người dân có thêm điều kiện đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi; trồng chè; cải tạo, canh tác lúa hàng hóa. Phối hợp với các cơ quan, ban ngành huyện, các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đi làm tại các công ty, khu công nghiệp trong nước, xuất khẩu lao động và đi làm thời vụ ở trong và ngoài tỉnh.
Những năm qua, người dân trên địa bàn xã chỉ chủ yếu phát triển kinh tế từ nông nghiệp là chính với hơn 300 ha lúa 2 vụ, 87 ha mắc ca. Tuy nhiên, thu nhập từ nông nghiệp không cao. Mấy năm gần đây, xác định phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân xã là một trong những trọng tâm để giảm nghèo, Nà Tăm đã tập chung vận động nhân dân chuyển đổi những diện tích đất đồi kém hiệu quả sang trồng chè với mục tiêu Chè sẽ là cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập ổn định và lâu dài. Bắt đầu từ năm 2015 đến nay cấp ủy, chính quyền xã tuyên truyền vận động bà con trồng mới chè được gần 245 ha. Đến nay, toàn xã có 250 ha chè Shan tuyết, Kim tuyên, PH8; trong đó chè kinh doanh 167 ha. Năm 2023 - 2024, từ nguồn vốn giảm nghèo Nà Tăm đã đầu tư mở rộng diện tích dong diềng từ 25 ha lên 45 ha, đồng thời hỗ trợ các hộ dân chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng ớt, đồng thời liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân, đây là hướng đi mới của địa phương.
IMG 4324
Đến nay nhiều diện tích chè đã cho thu hoạch, mang lại thu nhập ổn định, bền vững cho người dân.
Những năm trước Ông Lò Văn Bun ở bản Coóc Nọc chỉ trồng ngô, lúa chỉ đảm bảo lương thực, thu nhập không đáng kể. Nhưng năm nay gia đình ông và Nhân dân trong bản được Nhà nước hỗ trợ ông quyết định chuyển sang trồng dong diềng. Ông Bun chia sẻ: “Trước đây, diện tích đất sản xuất nhà tôi trồng lúa, ngô nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Được xã tuyên truyền, gia đình tôi chuyển đổi sang trồng 1ha dong diềng và hỗ trợ toàn bộ giống và một phần phân bón. Tôi thấy cây dong phát triển tốt, ít phải đầu tư chăm sóc, ít sâu bệnh, tôi hi vọng diện tích dong này sẽ mang lại thu nhập cao cho gia đình tôi cũng như bà con trong bản. Chúng tôi cũng mong muốn tiếp tục nhận được hỗ trợ của nhà nước, của tỉnh về giống để trồng năm sau nhằm nâng cao thu nhập.
IMG 5729
Nhở tuyên truyền, vận động nhiều người dân đã chuyền đổi những diện tích kém hiệu quả sang trồng dong diềng.
Nhiều năm qua, trên mảnh ruộng của gia đình anh Lò Văn Én ở bản Nà Hiềng, chỉ gieo trồng các cây nông nghiệp truyền thống như: ngô, lúa, mặc dù diện tích không nhỏ nhưng chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực cũng như chăn nuôi của gia đình. Hiệu quả kinh tế không cao, thu nhập từ cây lúa, cây ngô không đáng là bao. Sau khi được xã tuyên truyền, vận động, nhận thấy người dân trồng cây ớt ở một số địa phương trong và ngoài tỉnh đem lại thu nhập cao hơn so với cây ngô, cây lúa nên anh quyết định trồng thử nghiệm 1.000m2 ớt. Chia sẻ với chúng tôi anh Én phấn khởi nói: Trước đây, diện tích này gia đình tôi trồng lúa, trồng ngô nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Khi xã vận động gia đình tôi đã trồng thử nghiệm ớt, qua thu hoạch thì tôi thấy hiệu quả kinh tế cao hơn lúa, hơn ngô gấp 2-3 lần. Năm tiếp theo gia đình tôi sẽ nhân rộng ra để trồng ớt với mong muốn nâng cao thu nhập cho gia đình.
IMG 0539
Không ít người dân tập chung phủ xanh đổi núi trọc bằng trồng rừng kinh tế hi vọng mang lại hiệu quả cao.
Ngoài tuyên truyền vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Nà Tăm còn làm tốt công tác chăm sóc, tiêm phòng, phòng trừ dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Hiện toàn xã có 1.891 gia súc, gần 10.000 gia cầm; diện tích nuôi thủy sản 1,5ha. Song song với đó làm tốt công tác chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ, phòng cháy với 513ha rừng. Phối hợp các cơ quan chuyên môn giao khoán, chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng với tổng diện tích 437ha cho 645 hộ, gia đình, cộng đồng dân cư với tổng số tiền 477 triệu đồng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được duy trì; các chính sách xã hội được quan tâm, chăm lo, giải quyết kịp thời; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đến nay, xã đạt 14/19 tiêu chí nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng/năm, tăng 16 triệu đồng so với năm 2020. tỷ lệ hộ nghèo còn 14,86%, cận nghèo 11%. Trao đổi với chúng tôi Ông Nguyễn Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Nà Tăm cho biết: Để thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo xã áp dụng các chương trình mục tiêu Quốc gia nhất là Chương trình mục tiêu về giảm nghèo bền vững. Năm 2024, xã vận động bà con chuyển đổi một số vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng có giá trị kinh tế cao cụ thể là dong diềng, ớt. Hiện xã trồng 1,27ha ớt, năng suất 20 tấn/ha, giá trị kinh tế đạt 200 - 250 triệu đồng/ha; 45ha dong diềng dự kiến thu hoạch cuối năm nay khoảng 60 tấn củ/ha, giá bán 120 - 150 triệu đồng/ha. Ngoài thời gian nông nhàn, chúng tôi cũng vận động bà con tham gia thị trường lao động trong và ngoài nước để nâng cao thu nhập.
Để tiếp tục thực hiện công tác giảm nghèo, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể xã Nà Tăm sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đề giúp người dân nâng cao nhận thức, vươn lên thoát nghèo, đồng thời huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ an sinh xã hôi, tạo sinh kế cho bà con phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
 Hoàng Cường

Tác giả: Trang TTĐT Quản trị

Nguồn tin:  Hoàng Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down