Phát triển chăn nuôi tập trung – hướng phát triển kinh tế mới

Thứ hai - 16/12/2024 02:28 26 0
Thời gian qua, với nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, ngành chăn nuôi của huyện Tam Đường đã từng bước thay đổi phương thức, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông sang chăn nuôi có kiểm soát, chăn nuôi tập trung, góp phần giúp người dân nâng cao đời sống vật chất, tạo công ăn việc làm, ổn định an ninh trật tự, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Tam Đường.
CN1
Mô hình nuôi bò sinh sản của chị Nguyễn Thị Phin ở bản Tân Hợp, xã Sơn Bình.
Huyện Tam Đường là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung. Nhờ tận dụng ưu thế này kết hợp với công tác tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện để người dân, hợp tác xã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi mà đến nay toàn huyện đã hình thành 12 cơ sở chăn nuôi trâu bò tập trung với quy mô 15 con/1 cơ sở, có 6 cơ sở chăn nuôi lợn tập trung với quy mô 50/1 cơ sở, 05 cơ sở chăn nuôi lợn với quy mô trên 100 con/1 cơ sở. Huyện đã duy trì được trên 4300 đàn ong, có 01 sản phẩm đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao. Toàn huyện có 22 nghìn m3 thể tích nuôi cá nước lạnh với sản lượng tại 02 doanh nghiệp, 04 hợp tác xã và 23 cơ sở nuôi tại các xã Sơn Bình, Bản Bo và Hồ Thầu.
DSC07746
 Cơ sở nuôi cá nước lạnh Sơn Bình.
Để công tác phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả cao. Các địa phương trong toàn huyện cần phải đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, kiểm soát tốt dịch bệnh; đảm bảo vệ sinh môi trường. Đồng thời phát huy lợi thế của từng vưùng, từng khu vực để chăn nuôi những vật nuôi đặc sản, các giống bản địa có giá trị kinh tế cao dựa trên các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẵn có tại địa phương.
CN2
 Với nhiều chính sách ưu đãi, Tam Đường đã hình thành nhiều cơ sở chăn nuôi tập trung.
Cầm Thanh
 

Tác giả: Trang TTĐT Quản trị

Nguồn tin: Cầm Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down