Người tâm huyết với sâm Lai Châu

Thứ tư - 12/04/2023 05:21 1.438 0
Khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương trên cơ sở những chủ trương, định hướng của tỉnh để phát triển kinh tế, làm giàu. Một vài năm gần đây trên địa bàn huyện đã có những tấm gương dám nghĩ, dám làm mạnh dạn bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu quý, đặc biệt là giống Sâm Lai Châu, điểm hình trong số đó là tấm gương anh Lù A San ở bản Sì Thầu Chải - xã Hồ Thầu.
Từ nguồn lợi mang lại vô cùng lớn, đã có nhiều hộ dân trên địa bàn xã Hồ Thầu, Giang Ma hay Khun Há mạnh dạn đầu tư trồng giống sâm Lai Châu, đây là loại dược liệu quý hiếm được đưa vào danh mục đỏ của nước ta, với tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Nhận thấy giá trị từ cây Sâm năm 2019 anh Lù A San ở bản Sì Thâu Chải - xã Hồ Thầu đã đem về trồng với hi vọng sẽ nâng cao thu nhập cho gia đình, đồng thời nhân giống để mở rộng và phát triển diện tích Sâm. Anh Lù A San chia sẻ Mình đi rừng thấy Sâm Lai Châu thì mình thấy rất quý, mình mang về trồng thử nghiệm. Không biết có thành công không, mình trồng 2019 đến nay  mình thấy phát triển rất tốt. Mình để nhân giống dần dần để cho bà con trong bản có thu nhập. Sau khi nhân giống nhiều hơn để bà con trong bản phát triển mạnh.
 
IMG 3685
Anh San đang chăm sóc vườn Sâm của gia đình

Bản Sì Thâu Chải nằm ở độ cao từ 1.200 - 1.500m so với mực nước biển, độ ẩm không khí lớn, tỷ lệ che phủ rừng tự nhiên khá lớn, đây là điều kiện để phát triển cây dược liệu. Năm 2019, sau khi tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin và giá trị thực tế trên thị trường, anh San đã mạnh dạn đầu tư mua 700 cây sâm Lai Châu về trồng dưới tán rừng và vườn nhà. Với sự cần cù, ham học hỏi và quyết tâm làm giàu, sau gần 4 năm, anh San đã nhân giống lên được khoảng 1.000 cây, trong đó có 70m2 vườn ươm tại nhà;, đặc biệt đầu năm 2022 anh bán ra thị trường 2 củ sâm với tổng số tiền 60 triệu đồng. Đây là động lực để anh tiếp tục phát triển diện tích Sâm của gia đình. Anh Lù A San cho biết thêm: Nhà mình từ lúc trồng đến nay mình mới bán được 2 củ, được mấy chục triệu thôi, trồng được ít nên mình chưa bán nhiều chỉ để nhân giống. Sau này mình tiếp tục cố gắng nhân giống nhiều hơn để phát triển.
Do đặc tính tái sinh chủ yếu tự nhiên bằng hạt, sinh trưởng khá chậm, đòi hỏi sự chăm sóc cẩn trọng. Cùng với đó là xuất đầu tư ban đầu để chăm sóc, bảo vệ cũng khá lớn nhưng không quản ngại vất vả anh San đã nhân giống thành công đồng thời truyền đạt lại kinh nghiệm cho các hộ dân trong bản với hy vọng, đây sẽ là một trong những cây trồng có thể giảm nghèo và làm giàu cho người dân không chỉ trong bản mà ở cả địa phương. Nhận xét về anh Lù A San, ông Phạm Hồng Phú - Phó Chủ tịch UBND xã Hồ Thầu cho biết: Trong thời gian qua, được sự quan tâm của tỉnh, huyện về bảo tồn giống Sâm Lai Châu, trên địa bàn xã đã có anh Lù A San ở bản Sì Thâu Chải, anh là người đầu tiên của bản cũng như của xã tìm tòi trồng và nhân giống Sâm quý để phát triển kinh tế, anh cũng là người uy tín của bản được tỉnh mời lên trực tiếp giao lưu với Thủ Tướng trong ngày hội Sâm Lai Châu, đến nay cây Sâm của anh bước đầu đã cho thu nhập. Đây là mô hình để nhân rộng trong toàn xã, tới đây chúng tôi sẽ vận động nhân dân trên địa bàn, nhất là các hộ nghèo để người dân mở rộng diện tích và phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu từ cây Sâm.
Sâm Lai Châu không phải cây trồng mới, nhưng do trước đây người dân không nhận thức được giá trị, đồng thời chưa có phương án bảo vệ nên giống dược liệu quý này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát triển giống cây này của anh Lù A San rất đáng trân trọng.
Hoàng Cường

Tác giả: Trang TTĐT Quản trị

Nguồn tin: Hoàng Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down