ĐT: 0231.3602.344 1. Vị trí địa lý. Giang Ma là xã thuần nông, nằm ở phía Tây Bắc của huyện Tam Đường có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.499,15 ha. Toàn xã có 571 hộ với 3.253 khẩu tập trung tại 10 thôn bản, gồm có 3 dân tộc: Dân tộc Dao, dân tộc Mông và dân tộc Kinh. Quy mô khoảng 5,5 người /hộ, mật độ dân số 93 người/km2. Tổng số lao động trong độ tuổi trên địa bàn 1.473 người. Trong đó làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp 1.454 người, chiếm 98,7 %.
Xã Giang Ma: ĐT: 0231.3602.344
1. Vị trí địa lý. Giang Ma là xã thuần nông, nằm ở phía Tây Bắc của huyện Tam Đường có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.499,15 ha. Toàn xã có 571 hộ với 3.253 khẩu tập trung tại 10 thôn bản, gồm có 3 dân tộc: Dân tộc Dao, dân tộc Mông và dân tộc Kinh. Quy mô khoảng 5,5 người /hộ, mật độ dân số 93 người/km2. Tổng số lao động trong độ tuổi trên địa bàn 1.473 người. Trong đó làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp 1.454 người, chiếm 98,7 %.
Có vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp xã Tà Lèng.
+ Phía Nam giáp xã Bản Giang, xã Bản Hon.
+ Phía Tây giáp xã San Thàng Tx. Lai Châu.
+ Phía Đông Nam giáp xã Hồ Thầu huyện Tam Đường, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lào Cai.
- Trên địa bàn xã có quốc lộ 4D đi qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và phát triển kinh tế xã hội.
2. Địa hình. Địa hình xã phức tạp được chia thành 2 vùng rõ rệt: Phía Đông và Đông Bắc là những dãy núi cao chiếm 2/3 diện tích tự nhiên của xã, có độ cao từ 850m đến 2.850m, độ dốc phổ biến trên 250, thoải đều từ Đông Bắc xuống Tây Nam; Phía Tây và Tây Bắc là sự kết hợp xen kẽ giữa những dãy núi thấp và thung lũng hẹp chạy dài theo suối.
3. Khí hậu. Giang Ma cũng như các xã khác của huyện Tam Đường chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn kết hợp với các yếu tố địa hình tạo nên hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ thấp trời hanh khô, có sương muối, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 không khí nóng và mưa nhiều.
Chế độ nhiệt trung bình khoảng 200C, cao nhất vào tháng 7 khoảng 330C, thấp nhất vào tháng 12 khoảng 1-20C.
Lượng mưa hàng năm khoảng 2.600mm/năm. Lượng mưa cả năm tập trung từ tháng 4 - 9 chiếm 80% lượng mưa cả năm.
Độ ẩm không khí tương đối cao khoảng 83%. Mùa khô độ ẩm không khí thấp thường xuất hiện hanh khô. Sương mù thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều nhất là tháng 12 và tháng 1 thường kèm theo sương muối.
Số giờ nắng trung bình khoảng 2.100 giờ, tháng năng nhiều nhất là tháng 4 và tháng 5.
4. Thuỷ văn. Tuy địa hình dốc nhưng hệ thống suối trong xã ít. Nguồn nước mặt tập trung chủ yếu tại suối Nậm Na chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Các suối nhỏ chỉ hình thành vào mùa mưa, dẫn đến thiếu nước cho sản xuất vào mùa khô.
5. Tiềm năng phát triển
- Tiềm năng đất đai: Nguồn đất đai rộng và có diện tích đất nông nghiệp lớn thuận lợi cho phát triển nền nông lâm nghiệp sinh thái bền vững.
- Khí hậu mang đặc trưng của khu vực với một nền nhiệt thấp và phân hoá rõ rệt theo độ cao là tiềm năng lớn để phát triển hình thành các vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Đặc biệt là hình thành các vùng chuyên canh các loại cây ôn đới.
- Tiềm năng du lịch: Địa hình được cấu tạo bởi các dãy núi cao, xen kẽ là các thung lũng sâu và và cánh đồng hẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm tạo nên cảnh quan đẹp như bản Giang Ma, Sin Chải và khu vực chân dãy núi Hoang Liên Sơn... Phát triển du lịch sinh thái gắn với xây dựng bản làng văn hóa kết hợp với các điểm du lịch khác trong huyện như du lịch chân đèo Hoàng Liên Sơn, động Tiên Sơn, thác Tắc Tình, du lịch sinh thái Hồ Thầu, Đông Pao... hình thành các tour du lịch là một hướng phát triển tiềm năng của xã.
- Tiềm năng về nguồn lao động: Dân số đông với nguồn lao động dồi dào, người dân chăm chỉ, sáng tạo trong lao động sản xuất là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội.