Hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu tồn tại lâu đời trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực mà còn cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống văn hóa. Việc xóa bỏ những tập tục này đang trở thành một nhiệm vụ cấp thiết, nhằm mang lại sự đổi thay tích cực cho cộng đồng. Để đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Đảng bộ tỉnh, sau hơn 1 năm trên địa bàn huyện, phóng viên TT VHTT&TH huyện có cuộc phỏng vấn với đ/c Tẩn Thị Quế - UV BCH Đảng bộ tỉnh - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện Tam Đường về vẫn đề này, mời quý vị khán thính giả cùng theo dõi.
PV: Cám ơn đ/c Bí thư Huyện ủy đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Phóng viên TT VHTT&TT huyện. Xin đ/c có thể cho biết việc thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Đảng bộ tỉnh trong thời gian qua, Đảng bộ huyện Tam Đường đã thực hiện như thế nào?
Đ/c Tẩn Thị Quế - UV BCH Đảng bộ tỉnh - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện: Huyện ủy đã thành lập BCĐ và xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện trong Kế hoạch chúng tôi đã xác định rất rõ các mốc thời gian cụ thể cho việc xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu đến thời điểm hiện nay Sau một năm thực hiện nghị quyết thì thứ nhất là về công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ huyện cho đến các Đảng bộ cơ sở cũng đều thành lập các BCĐ về nội dung này, thứ hai nữa là về nhiệm vụ công tác tuyên truyền thì chúng tôi đã chỉ đạo ban Tuyên giáo cùng với các chi Đảng bộ và thực hiện tập trung cho công tác tuyên truyền về các chỉ tiêu cũng như là mục đích của kế hoạch 15 và đặc biệt là các mốc giai đoạn mà cần phải đạt được trên địa bàn của huyện Tam Đường tới người dân thông qua rất là nhiều các hình thức như là phát thanh trên đài truyền hình của huyện, qua các trang Zalo, Facebook các nhóm và trong quá trình triển khai thực hiện thì cũng thực hiện cũng lồng ghép vào đó thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Nội dung thứ hai đó là về kết quả thực hiện các nhiệm vụ thì đối với huyện Tam đường chúng tôi cũng đã tổ chức xong hội thi dân vận khéo, trong hội thi dân vận khéo năm 2024 này toàn bộ nội dung đều tập trung vào tuyên truyền về Xóa bỏ các cái phong tục tập quán lạc hậu có ở xã đó, ở thôn bản và có ở trên địa bàn huyện. Thứ hai nữa đó là các cơ sở cũng đã xác định xây dựng các mô hình điểm, mỗi một xã thì cũng sẽ xác định các mô hình điểm trong việc mà xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu.
Đ/c Tẩn Thị Quế - UV BCH Đảng bộ tỉnh - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện.
PV: Đ/c có thể đánh giá đôi nét về việc thực hiện nghị quyết số 15 của Đảng bộ tỉnh Lai Châu thì đã góp phần vào iệc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương như thế nào?
Đ/c Tẩn Thị Quế - UV BCH Đảng bộ tỉnh - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện: Nếu như người dân mà thực hành theo các nội dung đã cam kết đưa vào quy ước nữa của thôn bản thì sẽ góp phần thúc đẩy đấy phát triển kinh tế và đưa xây dựng cái nếp sống văn minh ở cái khu dân cư . Thứ hai nữa là nâng cao cái chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay thì chúng ta đã biết là với việc tảo hôn như thế thì chắc chắn là sức lao động, trí tuệ của những cặp tảo hôn đó là cũng sẽ không phát triển và phát huy được hết cái năng lực sẵn có của nguồn lao động này được, Chúng tôi thấy rằng là lao động và chất lượng nguồn nhân lực ở cơ sở được nâng lên. Đây cũng là nền tảng để góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát huy những giá trị văn hóa truyền thông của dân tộc.
Gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
PV: Thưa đ/c để thực hiện giờ tốt Nghị quyết 15 của Đảng bộ tỉnh Lai Châu thì huyện Tam Đường sẽ có những giải pháp gì?
Đ/c Tần Thị Quế - UV BCH Đảng bộ tỉnh - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện: Thứ nhất là về công tác lãnh đạo, chỉ đạo sẽ tập chung, bám sát vào Nghị quyết số 15 của BCH Đảng bộ tỉnh đặc biệt là mốc đến năm 2025, các Chi Đảng bộ phải đạt được các chỉ tiêu gì, hoặc đến năm 2030 phải xóa bỏ được bao nhiêu hủ tục. Đấy là quyết tâm rất lớn, bởi vì một số hủ tục trong phong tục tập quán mà nhân dân đang thực hành đấy thì người ta nhận diện, thì một số người cũng đã nhận diện rồi nhưng mà cái việc thực hành thì đâu đó thì vẫn còn có những cái quan niệm cũng chưa đúng để sẵn sàng cho việc xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong phong tục tập quán đó, đó là giải pháp thứ nhất. Giải pháp thứ 2 nữa thì vẫn là công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân. Nhận diện rõ trong 1 phong tục, tập quán của mình thì đâu là hủ tục cần phải xóa bỏ, đâu là cái cần để phát huy. Có thể trong việc thực hiện một Lễ cưới thôi nhưng có rất nhiều nội dung thực hành trong đó rất là ý nghĩa cần được duy trì. Tuy nhiên, vẫn có một số nội dung, hủ tục lạc hậu có thể làm cho đám cưới đó trở nên mất hết ý nghĩa. Chắc chắn qua phân tích, để thay đổi nhận thức của người dân cần có một quá trình, chính vì thế việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức là công tác chúng tôi là một trong những nhiệm vụ, giải pháp cần tiếp tục quan tâm thực hiện trong thời gian tới. Thứ 3 nữa là: Thực hiện nghiêm Luật hôn nhân và gia đình, kiên quyết xử lý những cặp, trường hợp tảo hôn theo quy định của pháp luật liên quan đến vị thành niên và cuối cùng là cần phát huy vai trò của UB MTTQ và các đoàn thể, cộng đồng dân cư trong việc thực hiện quy ước, hương ước mà cộng đồng đã biểu quyết, thống nhất và quyết tâm thực hiện để xóa bỏ.
PV: Vâng, một lần nữa cảm ơn đ/c
Hoàng Cường