Chè được giá, thuận đầu ra

Thứ năm - 05/10/2023 02:58 1.102 0
Mấy năm gần đây cây chè đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực trong cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện Tam Đường. Với tinh thần năng động, thích ứng của các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè sau đại dịch Covid-19 cùng sự quan tâm, đồng hành của chính quyền địa phương, năm nay, cây chè đang và đang mang lại nhiều tín hiệu vui: được mùa, được giá và thuận đầu ra.
Gia đình anh Phan Văn Phúc ở bản Cốc Phung - xã Bản Bo huy động hết nhân lực ra đồng cắt chè. Những nương chè vào chính vụ với màu xanh mướt trải dài khắp chân núi, không chỉ riêng gia đình anh Phúc còn có rất nhiều người dân đang cần mẫn thu hoạch chè búp tươi. Nhờ đưa cơ giới vào sản xuất, chỉ trong buổi sáng, anh đã thu hoạch được hơn 5,000m trong tổng số hơn 1 ha diện tích chè của gia đình. Được biết: Năm nay giá chè Kim tuyên không thay đổi nhiều, nhưng có thời điểm giá chè Shan lên tới 6.000/kg. Trong khi đó, giá một số loại phân bón “hạ nhiệt” anh rất phấn khởi, chú trọng đầu tư để nâng cao năng suất, sản lượng chè.
Anh Phan Văn Phúc chia sẻ: Mặt bằng chung thì giá chè Kim Tuyên vẫn là 8.000/kg, còn chè Shan năm nay được giá hơn là được giá hơn năm ngoái. Nhà tôi trồng hai loại chè là  Kim Tuyền và chè Shan, chè Kim Tuyên thì hiệu quả hơn chè Shan bởi chè giá cao hơn chè Shan, giá chè Shan thì năm nay cũng được 5.000 đến 5.5000 đ/kg cao hơn so với năm ngoái tầm 500 đến 1.000đ/kg. Nếu mà mặt bằng chung cứ lên như thế thì bà con chúng tôi cũng yên tâm đầu tư, chăm sóc chè.
Còn đối với anh Lò Văn Mà ở bản Nà Tăm - xã Nà Tăm trồng trên 5.000m2 chè shan. Những năm trước, đặc biệt là 2 năm gần đây dô ảnh hưởng của dịch Covid-19, chỉ có 1 đến 2 cơ sở thu mua, giá thấp, khi bán chè thường không được thanh toán ngay nên anh từng nghĩ thay thế bằng cây trồng khác. Tuy nhiên, giờ có nhiều nhà máy mọc lên, chè cũng được giá hơn, đặc biệt anh có thể lựa chọn trong việc bán chè búp tươi cho các đơn vị nên anh sẽ tiếp tục chăm sóc và phát triển thêm một số diện tích chè.
Anh Lò Văn Mà nói: Năm ngoái khó bán hơn, còn năm nay do xưởng mọc lên nhiều thì bà con trồng chè chúng tôi cũng dễ bán hơn và yên tâm hơn. Bây giờ bán chè thì được trả tiền ngay nữa, còn năm ngoái là bán chè chỉ ghi phiếu để cuối năm mới trả cho dân, giờ bán tiền ngay thì thuận lợi hơn bởi chúng tôi có tiền để mua lân đạm bón cho cây chè thì nó cũng phát triển hơn nhiều chúng tôi cũng yên tâm hơn để phát triển cây chè. 
Mặc dù mới đưa vào hoạt động từ đầu năm nay, với công suất 20 - 30 tấn chè búp tươi/ngày, nhưng cơ sở sản xuất, chế biến chè của chị Lê Thị Hà ở bản Hưng Phong - xã Bản Bo luôn thu mua ché búp tươi cho các hộ dân với giá thành cao nhất có thể, đồng thời thanh toán ngay tại xưởng nên đã thu hút nhiều hộ trồng chè trên địa xã và một số xã lân cận đưa chè búp tươi đến bán.
IMG 7514
Người trồng chẽ xã Bản Bo phấn khởi thu hái chè.
Chị Lê Thị Hà - Chủ cơ sở sản xuất chế biến chè  bản Hưng Phong xã Bản Bo nói: Chúng tôi mới thành lập và hoạt động từ đầu năm nay, nhưng chúng tôi cam kết là thu mua tất cả sản phẩm của người dân với phương châm là mua chè với mức giá cao nhất có thể và trả tiền luôn không nợ đọng để người dân có nguồn kinh phí để cái tạo và chăm sóc vùng chè cũ. Dự định đầu năm tiếp theo chúng tôi sẽ cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu và hướng dẫn kỹ thuật để người dân tiếp tục phát triển vùng chè cũ và trồng thêm vùng chè mới. Với những cam kết đó chúng tôi hi vọng người dân sẽ đồng hành cùng chúng tôi và cùng phối hợp với nhau để cùng phát triển.
Để thu hút các đơn vị doanh nghiệp vào đầu tư, tham gia liên kết với người dân trồng, thu mua, chế biến chè búp tươi trên địa bàn huyện, một số năm trở lại đây Tam Đường đã thu hút được nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân vào đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến chè búp tươi cho nhân dân. Theo thống kế, trên địa bàn huyện hiện có 6 doanh nghiệp, 3 HTX, 2 hộ gia đình đang thực hiện liên kết, bao tiêu thu mua chè búp tươi với 3.255 hộ trồng chè, giúp người dân yên tâm phát triển sản xuất, tạo liên kết bền vững. Tính riêng ở xã Bản Bo, địa phương có diện tích chè kinh doanh lớn nhất huyện. Hiện, toàn xã có 6 nhà máy đang hoạt động và áp dụng nhiều giải pháp để liên kết với người dân như: hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trả chậm, thu mua chè búp tươi cho người trồng chè... Bên cạnh đó, dự án Nhà máy chè chất lượng cao tại xã Thèn Sin do Công ty Cổ phần Chè Lai Châu làm chủ đầu tư cũng đã được tỉnh chấp thuận, chuẩn bị đầu tư. Đây là những điều kiện để người trồng chè yên tậm chăm sóc và phát triển thêm các vùng nguyên liệu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Sùng Lử Páo - Chủ tịch UBND huyện cho biết: Toàn huyện có tổng diện tích chè tập trung 2.130,4ha, trong đó 1.593,8ha chè kinh doanh, sản lượng chè búp tươi đạt 14.350 tấn. Thời gian vừa qua, cùng với tập trung phát triển vùng nguyên liệu, huyện chú trọng thu hút, đồng hành cùng các doanh nghiệp, HTX, cá nhân đầu tư nhà máy chế biến, gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân. Nhờ đó đời sống của người trồng chè ngày được nâng lên
Chè búp tươi được giá, thuận lợi đầu ra đã giúp người nông dân có thêm niềm tin mở rộng diện tích chè, góp phần để huyện Tam Đường hoàn thành chỉ tiêu trồng mới 400ha chè trong giai đoạn 2020 - 2025. Qua đó, khẳng định cây chè vẫn là một trong những cây công nghiệp chủ lực, đem lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn.
                                                                                      Hoàng Cường

Tác giả: Trang TTĐT Quản trị

Nguồn tin: Hoàng Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down