Theo khảo sát, trong số các loại phân bón cần thiết cho cây chè, hiện nay có những loại giá bán tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Nhiều tháng nay, giá phân bón tăng đột biến giữa thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp cộng với giá bán chè búp tươi không tăng khiến các hộ trồng chè trên địa bàn huyện Tam Đường khó càng thêm khó.
hợp với các xã, thị trấn vận động, hướng dẫn người trồng chè thay đổi phương thức canh tác. Đó là bón kết hợp phân hữu cơ và vô cơ hoặc chuyển đổi sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như phân chuồng, tận dụng phụ phẩm từ nông nghiệp mang ủ thành phân hữu cơ chăm bón cho cây chè nhằm giảm chi phí, tăng độ phì nhiêu và cải tạo đất. Ông Dương Hồng Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Đường, cho biết: “Thời gian qua, một số loại phân bón vô cơ tăng cao và đặc biệt là phân bón cho cây chè. Trước thực trạng đó, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cũng phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động hướng dẫn người dân sử dụng một số loại phân chuồng đã qua xử lý đưa vào bón cho cây chè nhằm tạo độ tơi, xốp cho đất và cải tạo đất để cây phát triển bền, kéo dài thời gian sinh trưởng của cây chè”.
Xã Bản Bo là địa phương có diện tích trồng chè lớn của huyện Tam Đường với tổng diện tích 832ha, trong đó chè kinh doanh 534,8ha. Trước việc giá phân bón tăng cao, chính quyền xã cũng đã đề xuất Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Chè Tam Đường tiếp tục hỗ trợ, cung ứng phân bón theo hình thức chậm trả cho nông dân. Đồng thời, vận động các hộ dân mua phân bón hữu cơ đã qua xử lý ở các tỉnh miền xuôi lên chủ động chăm bón cho cây chè đảm bảo đạt năng suất, chất lượng ngay từ đầu vụ. Nhờ chủ động sử dụng phân chuồng ngay từ đầu năm, đến thời điểm này bà con trên địa bàn xã Bản Bo đã được thu hái những lứa Chè xuân đầu tiên.
Trao đổi với chúng tôi về một số giải pháp cùng người dân tháo gỡ khó khăn trong tình hình hiện nay, ông Đèo Văn Tình - Chủ tịch UBND xã Bản Bo nói: “Để chăm sóc vụ chè năm 2022, cấp ủy, chính quyền xã Bản Bo cũng đã phối hợp với các Công ty, doanh nghiệp thu mua chè đóng trên địa bàn cân đối nguồn phân bón cho người dân được vay chậm trả. Ngoài ra, chúng tôi cũng tuyên truyền tới người dân chuyển đổi sang sử dụng nguồn phân chuồng qua xử lý để bón cho cây chè, hạn chế phân bón hữu cơ để giảm thiểu chi phí về phân bón mà vẫn đảm bảo được sản lượng cũng như chất lượng chè búp khi thu hoạch.
Từ năm 2021 đến nay, giá phân bón tăng cao, gia đình ông Lò Văn Tiến ở bản Hợp Nhất, xã Bản Bo giảm lượng phân bón tối đa, vì vậy, sản lượng chè búp tươi thu hái mỗi lứa cũng giảm đi gần một nửa. Trước khi bước vào thu hoạch lứa chè xuân năm 2022, gia đình ông quyết định mua phân gà đã qua xử lý với giá trung bình 1,6 triệu đồng/1 tấn để bón cho cây chè. Tuy nhiên, ông vẫn hy vọng thời gian tới, giá phân bón sẽ được bình ổn để thuận lợi cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Ông Tiến, cho hay: “Từ khi giá phân bón tăng cao, gia đình tôi chuyển sang đầu tư mua phân chuồng và tận dụng nguồn phân chuồng từ đàn gia súc của gia đình để chăm bón cho cây chè. Việc sử dụng phân chuồng thì tất nhiên năng suất chè sẽ không cao so với trước, nhưng giá phân bón lên quá cao nên việc sử dụng phân chuồng để bón chè là giải pháp duy nhất mà người dân chồng chè áp dụng vào thời điểm này”.
Chăm sóc theo quy trình hữu cơ tốn công sức nhiều hơn và ngay vụ đầu tiên có thể giảm năng suất nhưng sẽ kéo dài thời gian thu hoạch, sinh trưởng và không ảnh hưởng đến chất lượng của búp chè. Vậy nên xét về mặt kinh tế và môi trường, thì chăm sóc theo quy trình hữu cơ ở thời điểm hiện tại đang là sự lựa chọn hợp lý, thích ứng của bà con nông dân trồng chè trong điều kiện giá phân bón tăng vọt như hiện nay. Cầm Thanh