Xung quanh những hành vi, vi phạm chờ đền bù Từ dự án quẩn thể khu du lịch Vườn Địa Đàng Sơn Bình

Thứ năm - 25/05/2023 03:21 391 0
Dự án quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng vườn Địa Đàng, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường được HĐND tỉnh phê duyệt và thông qua. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, người dân một số bản trên địa bàn xã Sơn Bình đã cố tình trồng các loại cây vào khu vực dự án nhằm mục đích trục lợi đền bù.
Đây là hình ảnh chúng tôi ghi lại tại khu A - thung lũng hướng thượng, thuộc khu trung tâm của Dự án trong phần diện tích đất rừng phòng hộ do UBND xã Sơn Bình quản lý, sự bất thường ở đây là nhiều loại cây được trồng mới với mật độ dày đặc, thậm chí trồng cả trên đường mòn. Không chỉ ở Khu A, mà tất cả 6 khu thuộc Dự án, người dân đã tự ý trồng cây.
Ông Phạm Danh Tuyên - Phó trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tam Đường cho biết: Ban quản lý rừng phòng hộ cũng đã rất nhiều lần ban hành các công văn, báo cáo UBND huyện, phối hợp với UBND xã Sơn Bình gửi cộng đồng các bản nhắc nhở bà con. Đồng thời, chỉ đạo cán bộ địa bàn phối hợp với UBND xã, hạt kiểm lâm tuyên truyền với cộng đồng bản, nhất là bản Chu Va 12 việc làm như thế là không đúng. Tuy nhiên, các hộ gia đình vẫn cố tình lên trồng cây trên những diện tích đó.
Đối với người dân Sơn Bình, Đào là loại cây quen thuộc và cũng là nguồn thu nhập đáng kể của nhiều hộ gia đình từ bán quả, cành chơi tết. Tuy nhiên, tình trạng người dân tự ý vào trồng xen với mật độ dày đặc các loại cây như Đào, Sơn tra, Lê… trên đất có rừng, đất chưa có rừng thuộc quy hoạch đất rừng phòng hộ không được cấp có thẩm quyền cho phép đã diễn ra khá lâu và kéo dài. Cao điểm là đầu năm 2021, đã xảy ra tranh chấp giữa người dân và chủ rừng, tránh mâu thuẫn kéo dài. Chưa dừng lại ở đó, rất nhiều diện tích đất Lâm nghiệp, đất thuộc Dự án khu du lịch vườn Địa Đàng tiếp tục bị các hộ dân ngang nhiên lấn chiếm trồng cây “chờ” đền bù.
Anh Chang A Vảng - Trưởng bản Chu Va 6, xã Sơn Bình cho biết: Trước khi đưa dự án vào bà con cũng trồng cây đào rồi nhưng sau khi bà con biết khu vực đã quy hoạch dự án, một số người lợi dụng trồng cây để đền bù, bà con trồng khá dày.

 
IMG 1236
Đ/c Sùng Lử Páo - Chủ tịch UBND huyện trực tiếp kiểm tra thực địa khu vực xảy ra vi phạm.

Để ngăn chặn tình trạng trên, từ đầu năm 2020 đến nay, UBND xã Sơn Bình đã phối hợp với các đơn vị liên quan của huyện kiểm tra thực địa, thống kê diện tích trồng xen, trồng bổ sung không đúng quy định; đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực lâm nghiệp tới các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư; lập biên bản, xử phật hành chính các trường hợp cố tình vi phạm.
Ông Phạm Văn Định - Chủ tịch UBND xã Sơn Bình nói: Chúng tôi cũng đã ban hành các thông báo, tuyên truyền tới bà con Nhân dân. Tuy nhiên, có một số đối tượng lợi dụng các chính sách của Nhà nước để trục lợi dự án, chúng tôi đang tiếp tục tuyên truyền vận động làm sao dự án được thực hiện nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Luật đã quy định, chính quyền các cấp đã vào cuộc nhưng người dân vẫn cố tình vi phạm chỉ để trục lợi từ đền bù. Đối với hành vi này, pháp luật đã có những chế tài xử lý vi phạm hành chính mang tính răn đe nhằm hạn chế những sai phạm.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này bà Nguyễn Thị Nhàn - Trưởng Phòng Tư pháp huyện nói: Đối với cá nhân, tổ chức có hành vi chiếm đất thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 12, nghị định 91 năm 2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Tùy từng trường hợp chiếm đất đối với các loại đất cụ thể và diện tích đất bị chiếm sẽ bị xử lý.
Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Sơn Bình, tại 6 khu của Dự án có hơn 100 ha đất người dân đang trồng Đào, Thảo quả, Lê, Sơn tra từ những năm 2012 trở lại đây. Trong đó, chỉ có 2 chủ rừng là hộ cá nhân, còn lại là đất do Ban Quản lý rừng phòng hộ và UBND xã Sơn Bình quản lý. Điều này cho thấy, dù đã được khuyến cáo, thậm chí xử lý vi phạm hành chính nhưng một bộ phận người dân vẫn “bỏ ngoài tai” tiếp tục vi phạm.
Ông Sùng Lử Páo - Chủ tịch UBND huyện Tam Đường cho rằng: Quan điểm của huyện sẽ phải làm kiên quyết. Bởi lẽ, việc bà con tự ý trồng đào dưới tán rừng của người khác không phải đất được nhà nước giao; thứ 2 mật độ trồng rất dày chứng tỏ không phải trồng đào lấy quả, lấy hoa, mục đích khi nhà nước thực hiện dự án để được thanh toán hỗ trợ. Quan điểm của huyện sẽ đề xuất với tỉnh, đối với cây đào trồng trước thời điểm dự án được phê duyệt có thể xem xét, hỗ trợ; còn diện tích trồng khi có dự án đã chấp thuận đầu tư thì kiên quyết không có chính sách hỗ trợ.
Việc người dân “đi tắt, đón đầu” hòng trục lợi từ đền bù sẽ gây nên nhiều hệ lụy, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tranh chấp, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, những hành vi sai trái này cần được  xử lý dứt điểm, bảo đảm việc thực hiện nghiêm minh các quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp vào đầu tư phát triển.
Hoàng Cường

Tác giả: Trang TTĐT Quản trị

Nguồn tin: Hoàng Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Công khai: Tài chính, tuyển dụng, bổ nhiệm,...
Thông báo
Mời họp
Chương trình công tác
Cổng TTĐT tỉnh
Quản lý văn bản và điều hành
Sapa
Văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Lai Châu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
  • Đang truy cập149
  • Hôm nay50,034
  • Tháng hiện tại145,482
  • Tháng trước1,171,907
  • Tổng lượt truy cập24,338,021
Covid-19
Dụ thảo chính trị
Cổng dịch vụ công trực tuyến - Hệ thống một cửa điện tử
Bộ thủ tục hành chính tại huyện Tam Đường
Công khai ngân sách
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down